Nhà vệ sinh luôn là không gian sử dụng không thể thiếu được trong bất cứ công trình kiến trúc nào, đặc biệt là trong thiết kế và xây dựng nhà ở dân dụng.
Vị trí thiết kế nhà vệ sinh trong các công trình nhà ở dân dụng
Khu vệ sinh đóng vai trò không thể thiếu trong bất cứ công trình kiến trúc nào, không chỉ có ở các thiết kế nhà ở, thiết kế biệt thự, nhà phố mà còn ở các công trình công cộng. Vị trí thiết kế của khu vệ sinh phụ thuộc vào việc bố trí công năng của công trình. Trong thiết kế nhà ở dân dụng, cần chú ý vị trí các phòng vệ sinh theo một số yêu cầu như sau:
- Nên đặt nhà vệ sinh vào vị trí bị che khuất
- Không nên đặt nhà vệ sinh gần bàn thờ
- Nên đặt nhà vệ sinh vào các hướng xấu, nhìn về hướng tốt (theo nguyên tắc phong thủy: Tọa hung hướng cát).
Nếu là nhà biệt thự 2 tầng trở lên, hoặc những công trình nhà ở cao tầng thì vị trí thống nhất từ tầng trên xuống tầng dưới để thuận tiện cho hệ thống đường ống kĩ thuật.
Hiện nay, các khu vệ sinh với các thiết bị hiện đại ( xí bệt, vòi tắm hoa sen, bồn tắm, tiểu treo, lavabo,…) và được xử lý kĩ thuật rất tốt nhằm phục vụ con người một cách tiện nghi nhất
Hướng dẫn thiết kế nhà vệ sinh- Những yêu cầu thiết kế cơ bản
Nhà vệ sinh là một trong những không gian sử dụng đặc thù của mỗi ngôi nhà. Hướng dẫn thiết kế nhà vệ sinh, bạn cần phải chuẩn bị để đáp ứng được những yêu cầu cụ thể. Khu vệ sinh là nơi thường xuyên ẩm ướt vì tiếp xúc với nước và các chất lỏng có khả năng xâm thực tác hại đến vật liệu và kết cấu sàn nên ở khu vực này cần phải được thiết kế theo các yêu cầu sau:
- Vật liệu sử dụng làm mặt sàn phải không trơn trượt
- Cấu tạo sàn vệ sinh không được thấm nước. Yêu cầu cấu tạo chống thấm chủ yếu à ở mặt sàn, chân tường và tường
- Thiết bị vệ sinh phải được bố trí hợp lý, thuận tiện cho việc sử dụng và phù hợp với thói quen sử dụng của con người. Ví dụ như trong thực tế làm việc, khi bố trí thiết bị phòng vệ sinh, chúng tôi cũng được một số chủ đầu tư yêu cầu sắp đặt thiết bị vệ sinh như toilet ở ngoài, bồn rửa tay ở trong để tiết kiệm diện tích. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn ngược so với quy trình sử dụng và thói quen khoa học của con người. Chẳng ai đi vệ sinh song rồi mới quay vào trong để rửa tay. Do đó, kiến trúc sư trong quá trình thiết kế cũng có giải thích và tư vấn để khách hàng có thể hiểu được những nguyên tắc đơn giản này…
- Khu vệ sinh phải được hút mùi và thông thoáng tốt ( cố gắng có một mặt tiếp xúc với thiên nhiên). Yêu cầu này đòi hỏi khi hướng dẫn thiết kế nhà vệ sinh, bạn cần phải chú ý đến yếu tố thông thoáng. Thường thì cửa sổ nhà vệ sinh được sử dụng trong trường hợp này, cửa sổ nhà vệ sinh hiện nay thường được làm bằng cửa kính tránh làm cửa bằng gỗ cho nhà vệ sinh vì chất liệu gỗ có thể rất dễ ẩm mốc do không khí ẩm ướt trong phòng vệ sinh, dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm mốc gây bệnh. Cửa sổ nhà vệ sinh có tác dụng trong việc giúp không khí lưu thông, khí thoáng mát có thể ùa vào bên trong, mang đi những bụi bẩn và không khí ô nhiễm trong phòng. Đặc biệt, trong khi thiết kế, cũng cần sắp xếp, thiết kế quạt thông gió để tiêu trừ khí độc, đảm bảo không khí trong phòng vệ sinh luôn sạch sẽ, khô ráo.
- Cần làm đẹp cho nội thất của khu vệ sinh. Đây là yêu cầu cần thiết trong khi thiết kế nhà vệ sinh. Đặc biệt là đối với cuộc sống hiện đại. Nhà vệ sinh không chỉ cần phải thuận tiện, phù hợp với thói quen và nhu cầu sử dụng mà còn phải đẹp, thẩm mỹ và đem lại cảm giác thư giãn thực sự cho các thành viên trong gia đình khi sử dụng. Vì thế, mà nhu cầu thiết kế nội thất nhà vệ sinh cũng ngày càng cao để đáp ứng được yêu cầu này cho chủ đầu tư.
Cấu tạo mặt sàn vệ sinh
Sàn vệ sinh gồm 3 lớp: Lớp áo sàn , lớp chống thấm và lớp chịu lực.
Mặt sàn khu vệ sinh phải tổ chức thoát nước tốt; để đảm bảo không bị đọng nước, luôn khô rào. Đối với mặt sàn láng vữa xi măng hay lát gạch thì cần phải thật phẳng; và đánh dốc từ 3%- 5% về hướng miệng thu nước
Mặt sàn vệ sinh thường được làm thấp hơn so với mặt nền; hay mặt sàn từ 5: 10cm để tránh tràn nước từ vệ sinh ra các không gian khác.
Trong bản vẽ thiết kế nhà vệ sinh sẽ thể hiện chi tiết kích thước; số lượng gạch, và hướng lát để bạn có thể thực hiện được. Loại gạch lát sàn vệ sinh hiện nay thường được dùng là gạch 30x30cm.
1. Lớp áo sàn
Để đảm bao yêu cầu chống thấm nước thật tốt; thì trước tiên vật liệu làm áo sàn là vật liệu cách nước tốt ;( xi măng cát, gạch xi măng, gạch gốm men sứ…). Nếu lớp áo sàn là xi măng cát toàn khối thì nên thi công làm 2 lớp, lớp dưới dày 2cm; sau khi se mặt rồi mới làm lớp trên bằng vữa xi măng cát vàng tỉ lệ 1;2 hoặc 1:3 ( theo thể tích). Có thể tăng tính chống thấm bằng cách pha trộn thêm theo trọng lượng của xi măng các chất phụ gia chống thấm ( natri aluminat, sắt clorua…)
2. Lớp chịu lực
Khi thi công lớp chịu lực của sàn cũng cần cách nước tốt. Nếu là sàn bê tông cốt théo toàn khối thì phải ngâm nước xi năng; sau khi đổ sàn xong cho đến khi không còn thấy dột nữa. Nước xi măng pha trộn theo tỷ lệ 5kg xi măng trong 1m khối nước; ngày quấy trộn 3 lần, bảo đảm mức nước cao 8:10cm. Chỗ sàn tiếp xúc với tường cũng như với các đường ống kĩ thuật nên có be cao lên 15:20cm. Bốn hàng gạch chân tường từ mặt sàn lên nên xây bằng vữa xi măng cát; trên mặt tường bên trong phòng cũng cần ốp gạch men; hay trát láng cao tối thiểu là 1.2m để tránh nước ngấm qua tường làm ẩm và ố tường
Để tránh nước thấm lên tường, đảm bảo chống thấm ở vùng quá độ giữa sàn và tường; thì cần đặc biệt chú ý đến tính án toàn khi gia cố lưới thép; ở chỗ giao tiếp của lớp chống thấm nằm ngang và thẳng đứng; bằng cách cấu tạo lớp vữa xi măng cát, lưới thép ăn sâu vào tường; và vượt lên cao khỏi mặt sàn từ 15:20cm.
Cấu tạo mặt tường
Tường khu vệ sinh cũng đòi hỏi phải được trát và ốp vật liệu chống thấm tốt. Chống thấm tường nhà vệ sinh sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ bị thấm nước; do hệ thống ống nước rò rỉ, hoặc kết cấu bê tông bị ảnh hưởng.
Thông thường với tường này thường được ốp gạch men kính cao tối thiểu là 1.8m.
Hộp kỹ thuật trong khu vệ sinh là bộ phận không thể thiếu được. Nó chứa đựng các đường ống kĩ thuật (ống cấp thoát nước, ống thoát phân, ống thoát hơi,…) Kích thước của hộp kĩ thuật phụ thuộc vào kích thước của các đường ống kĩ thuật; và yêu cầu phục vụ của mỗi khu vệ sinh. Hộp kĩ thuật có thể được xây nổi ra khỏi tường; cũng có thể chìm trong tường ( với các công trình có tường dày).
Tại vị trí có các đường ống thiết bị vệ sinh xuyên qua sàn; cấu tạo chống thấm thực hiện bằng cách cơi bao ống; cùng quy cách chống thấm ở vị trí giao tiếp giữa sàn và tường. Để dễ dàng sửa chữa hay thay đường ống thì nên dùng mối nôi dạng mềm ở vị trí này; ( chỗ chừa sẵn có dạng hình phếu và được chèn khe bằng ma tít nhựa đường; thay vì chèn bằng vữa xi măng hay bê tông nối cứng)