DMCA.com Protection Status
preloader

THI CÔNG CHỐNG THẤM

Báo giá chống thấm sân thượng

Tại sao phải thi công chống thấm?

Nếu không chống thấm từ đầu, công trình sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng về chất lượng và mặt thẩm mỹ như tường nấm mốc, loang lổ,…

Vậy nguyên nhân của việc bị thấm dột là gì?

Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, thất thường của Việt Nam lẫn việc bê tông hay bị giãn nở, co ngót sẽ càng làm cho nước dễ xâm nhập nhanh chóng.

Từ đó, công trình xây dựng có nhiều khoảng rỗng và khe hở, đường ống cấp thoát nước cũng bị rò rỉ sau 1 thời gian. Kết quả là nước sẽ thẩm thấu từ các mao quản của bề mặt vật liệu vào sâu bên trong và gây ra tình trạng thấm dột.

Hậu quả và tác hại nếu không chống thấm kịp thời

  • Tăng nguy cơ sụt lún khi các vết rạn nứt bắt đầu xuất hiện.
  • Ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt mọi người. Những vết mốc trên vách và chân tường sẽ khiến cho vi khuẩn phát triển, từ đó dẫn đến các bệnh về hô hấp và miễn dịch.
  • Tính thẩm mỹ của công trình bị mất đi.

Thi công chống thấm sàn mái

Sàn mái, sân thượng là khu vực dễ bị thấm dột nên bạn cần phải tiến hành chống thấm đúng cách để bảo vệ cho công trình nhà mình. Nguyên nhân thấm sàn mái thường do vật liệu xây dựng không được tính toán kỹ càng, sự giãn nở kém tạo thành các khe hở nên nước mưa ngấm theo khe hở xuống phía dưới.

Để đạt hiệu quả, nên áp dụng biện pháp chống thấm sàn mái bằng màng khò nóng, Fosmix hoặc Sika triệt để ngay từ đầu.

Thi công chống thấm nhà vệ sinh

Một khu vực trong nhà có nguy cơ thấm dột cao nữa đó chính là khu vực nhà vệ sinh do khu vực này thường xuyên tiếp xúc với nước, hóa chất tẩy rửa làm rò rỉ các thiết bị, ống nước. Điều này có thể dễ dàng nhận biết khi trần nhà hoặc nền nhà vệ sinh bị xuống cấp.

Biện pháp thi công chính là sử dụng hợp chất sika latex để chống thấm bởi khả năng thẩm thấu tốt và tiết kiệm thời gian thi công. Ngoài ra, có thể dùng Kova, sợi thủy tinh, keo hoặc nhựa đường để xử lý.

Thi công chống thấm tường

Tường nhà không được chống thấm khi ngấm nước sẽ bị xỉn màu, bong tróc, ẩm mốc, loang lổ rất mất thẩm mỹ.

Ngoài thời tiết thì có một số nguyên nhân gây thấm dột cho tường nhà là tường bị nứt do khoan đục, ống dẫn nước ngầm bị vỡ, rò rỉ,…Để hạn chế tình trạng này bạn nên thực hiện biện pháp chống thấm cho tường nhà nhé.

Thi công chống thấm tầng hầm

Hiện nay khi thiết kế nhà người ta thường làm thêm tầng hầm để xe hoặc làm kho chứa đồ giúp tối ưu diện tích sử dụng cho gia chủ. Khu vực này nằm dưới lòng đất nên rất dễ bị thấm nước, gây ra tình trạng ẩm mốc.

Hiện tượng thấm dột ở tầng hầm do rất nhiều nguyên nhân như do mạch ngừng khi đổ bê tông, đường ống kỹ thuật xuyên qua tường đáy, lỗ bu lông, tầng hầm bị lún nứt do nền yếu hoặc nhiều mao mạch dẫn khiến nước dễ thấm vào bên trong.

Thi công chống thấm bể nước ăn, bể bơi

Đối với bể bơi, bể nước ăn, bể nước mưa được làm bằng bê tông xi măng thì rất cần thiết phải chống thấm. Đối với khu vực này, cần dùng vật liệu chống thấm chất lượng, thi công đúng kỹ thuật mới có thể đem lại hiệu quả.

Quy trình, công đoạn & Biện pháp thi công chống thấm

Bất cứ biện pháp thi công chống thấm nào cũng cần phải chuẩn bị bề mặt thật kỹ càng như sau:

  • Loại bỏ hết các lớp vữa, hồ, xi măng thừa, trơ trên bề mặt.
  • Kiểm tra và đục mở phần miệng các đường nứt dài lớn, xuyên sàn nếu có theo rãnh rộng từ 1 – 2cm, sâu 2cm.
  • Đục rãnh rộng 2 – 3cm, sâu 3cm quanh miệng lỗ cống thoát nước xuyên sàn bê tông.
  • Nếu sàn bê tông là sàn lệch, thì ngoài gờ hông bê tông giật cấp thì phần gờ hông chân tường bao xây gạch tô vữa bên trên sẽ cần được xử lý gia cố cao thêm tối thiểu 20cm.
  • Mài toàn bộ bề mặt bằng máy mài.
  • Dọn vệ sinh mặt sàn thật sạch sẽ, không để bám bụi bẩn.

Công tác tổ chức mặt bằng thi công chống thấm

Công tác chuẩn bị

  • Nhận mặt bằng thi công công trình.
  • Chuẩn bị tập kết vật tư, thiết bị chủ yếu.
  • Chuẩn bị bố trí đăng ký lực lượng thi công.
  • Bố trí mặt bằng thi công cụ thể theo bản vẽ đã trình.
  • Kiểm tra các nguồn điện nước thi công.
  • Chuẩn bị cung ứng, tập kết vật tư thiết bị theo phương án đã vạch ra.

Những vấn đề biện pháp thi công chống thấm cần giải quyết

Để đáp ứng mục tiêu thi công chống thấm đạt chất lượng và hoàn thành công trình, sớm đưa vào sử dụng cũng như việc giữ vững uy tín với khách hàng, dịch vụ chống thấm dột của FULLHOUSE đặc biệt quan tâm các vấn đề sau:

  • Bố trí thiết bị thi công chống thấm phù hợp, mang tính chuyên dùng cao.
  • Thiết kế tổ chức thi công khoa học.
  • Có biện pháp đảm bảo giữ gìn môi trường, an toàn.
  • Đề xuất kỹ thuật hợp lý, khoa học.
  • Bố trí thợ chống thấm thi công, giám sát, có trình độ, năng lực.
  • Sắp xếp trao đổi với Ban chỉ huy công trình để có tiến độ thi công hợp lý, khả thi.

Biện pháp thi công chống thấm nhà

Chống thấm cổ ống xuyên sàn:

  • Các vị trí ống PVC xuyên sàn rút lõi trong khu vực thi công chống thấm: tiến hành đục bê tông vát quanh miệng ống (rộng 5-8cm), vệ sinh sạch sẽ và ghép copha đáy ống.
  • Quét 1 lớp Sika Latex TH, tăng độ kết dính, quấn băng trương nở Hyperstop DP 2010 và rót đầy vữa không co ngót Sika Grout 214-11, trước khi thi công lớp chống thấm ít nhất 12h để đảm bảo cường độ vữa rót (xem hình minh họa).
Chống thấm cổ ống
Chống thấm cổ ống

Chống thấm Logia, ban công, sân phơi:

  • Chuẩn bị bề mặt thi công:
  • Mặt bằng thi công phải sạch, không dính dầu mỡ, bụi bẩn.
  • Các vị trí bê tông yếu, bê tông rỗ tổ ong, các lỗ ty cần được đục bỏ. Dùng máy mài bê tông cầm tay gắn lưỡi mài đường kính 100mm/150mm, mài nền bê tông để loại bỏ vữa dư, bê tông yếu bám trên mặt sàn.
  • Tiến hành trám vá mặt sàn bằng vữa xi măng M75 có trộn SIKA LATEX TH (theo tỉ lệ nhà sản xuất Sika Latex TH: nước = 1:3), để vữa tăng tính đàn hồi, giảm khả năng co ngót và có độ bám dính tốt vào cấu kiện.
  • Tiến hành kiểm tra lỗi kết cấu như bê tông bị lún, nứt … , cần được xử lý kỹ thuật trước khi thi công chống thấm ( bơm keo epoxy hoặc PU vá vết nứt kết cấu sàn) trước khi thi công chống thấm. (Công tác này nhà thầu chính chịu trách nhiệm)
  • Các vị trí tại chân tường: trám tạo góc 45-500 với kích thước 20 x 20 mm hoặc 30 x 30 mm (tuỳ vào cos sàn bê tong và cos hoàn thiện) bằng vữa xi măng M75 có trộn SIKA LATEX TH (theo tỉ lệ nhà sản xuất Sika Latex TH: nước = 1:3).
  • Đối với vị trí vách tường xây gạch cần trát 1 lớp vữa có trộn phụ gia Sika Latex TH trát dày 5-7 mm, làm phẳng bề mặt tường cao 300 mm.
  • Trộn vật tư bằng máy khoan tốc độ chậm mũi khoan thay bằng cánh khuấy có hình xoắn ốc và đúng định mức của NSX.

Công tác thi công:

  • Trước khi thi công lớp lót UP 100 Primer, bề mặt nền cần được vệ sinh sạch bụi bẩn.
  • Sử dụng cọ hoặc rulo để thi công lớp lớp lót UP 100 Primer lên bề mặt với định mức 15-0.2kg/m2.
  • Sau khi lớp lót khô, tiến hành gia cường 1 lớp lưới sợi thuỷ tinh (bản lưới rộng 300mm) cho vị trí góc mặt sàn và chân tường và thi công quét lớp 1 bằng sản phẩm chống thấm Leafseal WP 610, định mức 7-0.8kg kg/md/lớp.
  • Dùng cọ, rulo hoặc máy phun thi công lớp thứ 2 chống thấm Leafseal WP 610 cho bề mặt cần chống thấm. Lưu ý, lớp chống thấm thứ 2 thi công vuông góc với lớp thứ nhất và sau khi lớp chống thấm thứ nhất khô, định mức thi công 0.7-0.8kg/m2/lớp.
  • Tổng định mức thi công: 1.4-1.6kg/m2/2 lớp
  • Phạm vi thi công:
  • Chiều cao thi công khu vực chân tường là 0,3 m

Chống thấm chân tườngChống thấm chân tường

Công tác nghiệm thu chống thấm:

  • Trong quá trình thi công cần báo giám sát chủ nhà nghiệm thu bằng mắt từng công đoạn thi công: nghiệm thu mặt bằng đảm bảo đã được xử lý khuyết tật, sạch sẽ bụi bẩn trước khi bắt đầu chống thấm; nghiệm thu từng lớp chống thấm trước khi thi công lớp tiếp theo và nghiệm thu hoàn thành công tác chống thấm đảm bảo vật liệu chống thấm phủ kín lưới và không bị sót bề mặt, chuẩn bị cho công tác vào nước test kiểm tra.
  • Khi kết thúc quy trình thi công chống thấm (khoảng 24-48h, tuỳ vào điều kiện thời tiết), tiến hành đổ nước vào khu vực đã thi công chống thấm (8-10 cm ) và quan sát trong vòng 48h kiểm tra thấm từ phía dưới sàn, gốc chân tường.
  • Nếu quá trình thử nước, nghiệm thu bằng mắt thường đạt yêu cầu (không thấm từ phía dưới sàn và qua chân tường), tiến hành tô, cán vữa bảo vệ lớp chống thấm và các công đoạn tiếp theo.
  • Nếu quá trình thử nước không đạt, bị thấm. Cần xác định rõ nguyên nhân và vị trí thấm, tiến hành xử lý thấm cục bộ (quét chống thấm lại 2 lớp, lớp chống thấm rộng ra 200-300 mm từ điểm thấm). Cho thử nước lần nữa đến khi nghiệm thu đạt, bàn giao thi công các công tác tiếp theo.

Chống thấm Seno

Chuẩn bị bề mặt thi công:

  • Mặt bằng thi công phải sạch, không dính dầu mỡ, bụi bẩn.
  • Các vị trí bê tông yếu, bê tông rỗ tổ ong, các lỗ ty cần được đục bỏ. Dùng máy mài bê tông cầm tay gắn lưỡi mài đường kính 100mm/150mm, mài nền bê tông để loại bỏ vữa dư, bê tông yếu bám trên mặt sàn.
  • Tiến hành trám vá mặt sàn bằng vữa xi măng M75 có trộn SIKA LATEX TH (theo tỉ lệ nhà sản xuất Sika Latex TH: nước = 1:3), để vữa tăng tính đàn hồi, giảm khả năng co ngót và có độ bám dính tốt vào cấu kiện.
  • Các vị trí tại chân tường: trám tạo góc 45-500 với kích thước 20 x 20 mm hoặc 30 x 30 mm (tuỳ vào cos sàn bê tong và cos hoàn thiện) bằng vữa xi măng M75 có trộn SIKA LATEX TH (theo tỉ lệ nhà sản xuất Sika Latex TH: nước = 1:3).
  • Trộn vật tư bằng máy khoan tốc độ chậm mũi khoan thay bằng cánh khuấy có hình xoắn ốc trước khi thi công.

Công tác thi công:

  • Trước khi thi công bề mặt nền cần được vệ sinh sạch bụi bẩn.
  • Dùng cọ, rulo hoặc máy phun thi công 2 lớp chống thấm Neoproof PU W cho bề mặt cần chống thấm. Lưu ý, lớp chống thấm thứ 2 thi công vuông góc với lớp thứ nhất và sau khi lớp chống thấm thứ nhất khô hoàn toàn (thi công cách nhau 24h)
  • Tổng định mức thi công: 1-1.2kg/m2/2 lớp

Phạm vi thi công:

  • Toàn bộ lòng seno

Công tác nghiệm thu chống thấm:

  • Trong quá trình thi công cần báo giám sát chủ nhà nghiệm thu bằng mắt từng công đoạn thi công: nghiệm thu mặt bằng đảm bảo đã được xử lý khuyết tật, sạch sẽ bụi bẩn trước khi bắt đầu chống thấm; nghiệm thu từng lớp chống thấm trước khi thi công lớp tiếp theo và nghiệm thu hoàn thành công tác chống thấm đảm bảo vật liệu chống thấm phủ kín lưới và không bị sót bề mặt, chuẩn bị cho công tác vào nước test kiểm tra.
  • Khi kết thúc quy trình thi công chống thấm (khoảng 24-48h, tuỳ vào điều kiện thời tiết), tiến hành đổ nước vào khu vực đã thi công chống thấm (8-10 cm ) và quan sát trong vòng 48h kiểm tra thấm từ phía dưới sàn, gốc chân tường.
  • Nếu quá trình thử nước, nghiệm thu bằng mắt thường đạt yêu cầu (không thấm từ phía dưới sàn và qua chân tường.
  • Nếu quá trình thử nước không đạt, bị thấm. Cần xác định rõ nguyên nhân và vị trí thấm, tiến hành xử lý thấm cục bộ (quét chống thấm lại 2 lớp, lớp chống thấm rộng ra 200-300 mm từ điểm thấm). Cho thử nước lần nữa đến khi nghiệm thu đạt, bàn giao thi công các công tác tiếp theo.

Chống thấm nhà vệ sinh

  • Chuẩn bị bề mặt thi công:
  • Mặt bằng thi công phải sạch, không dính dầu mỡ, bụi bẩn.
  • Các vị trí bê tông yếu, bê tông rỗ tổ ong, các lỗ ty cần được đục bỏ. Dùng máy mài bê tông cầm tay gắn lưỡi mài đường kính 100mm/150mm, mài nền bê tông để loại bỏ vữa dư, bê tông yếu bám trên mặt sàn.
  • Tiến hành trám vá mặt sàn bằng vữa xi măng M75 có trộn SIKA LATEX TH (theo tỉ lệ nhà sản xuất Sika Latex TH: nước = 1:3), để vữa tăng tính đàn hồi, giảm khả năng co ngót và có độ bám dính tốt vào cấu kiện.
  • Tiến hành kiểm tra lỗi kết cấu như bê tông bị lún, nứt … , cần được xử lý kỹ thuật trước khi thi công chống thấm ( bơm keo epoxy vá vết nứt kết cấu sàn) trước khi thi công chống thấm. (Công tác này nhà thầu chính chịu trách nhiệm)
  • Các vị trí tại chân tường: trám tạo góc 45-500 với kích thước 20 x 20 mm hoặc 30 x 30 mm (tuỳ vào cos sàn bê tong và cos hoàn thiện) bằng vữa xi măng M75 có trộn SIKA LATEX TH (theo tỉ lệ nhà sản xuất Sika Latex TH: nước = 1:3).
  • Phương án: đối với vị trí vách tường khu vực WC không có Curb bê tong chỉ xây gạch, bề mặt thi công cần trát 1 lớp vữa có trộn phụ gia Sika Latex TH trát dày 5-6mm, làm phẳng bề mặt tường cao 300 mm. Tường nhà tắm đứng và tắm nằm, từ cao độ 301mm – 1800 mm, cần trát vữa dày 5-6mm làm phẳng trước khi thi công chống thấm
  • Trộn vật tư bằng máy khoan tốc độ chậm mũi khoan thay bằng cánh khuấy có hình xoắn ốc
  • Cách trộn: đổ 75% dung dịch nhựa (thành phần A) vào một thùng bằng nhựa hoặc kim loại. Thêm bột (thành phần B) vào dung dịch và trộn một cách chậm rãi trong khoảng 3 phút khi hỗn hợp đồng nhất. Tiếp tục cho dung dịch A còn lại và  pha trộn cho đều. Yêu cầu pha trộn theo đúng tỷ lệ của nhà sản xuất.

Công tác thi công:

Chống thấm khu vệ sinh khôCông tác nghiệm thu chống thấm:

  • Trong quá trình thi công cần báo giám sát chủ nhà nghiệm thu bằng mắt từng công đoạn thi công: nghiệm thu mặt bằng đảm bảo đã được xử lý khuyết tật, sạch sẽ bụi bẩn trước khi bắt đầu chống thấm; nghiệm thu từng lớp chống thấm trước khi thi công lớp tiếp theo và nghiệm thu hoàn thành công tác chống thấm đảm bảo vật liệu chống thấm phủ kín lưới và không bị sót bề mặt, chuẩn bị cho công tác vào nước test kiểm tra.
  • Khi kết thúc quy trình thi công chống thấm (khoảng 8-12h), tiến hành đổ nước vào khu vực đã thi công chống thấm (8-10 cm ) và quan sát trong vòng 48h kiểm tra thấm từ phía dưới sàn, gốc chân tường.
  • Nếu quá trình thử nước, nghiệm thu bằng mắt thường đạt yêu cầu (không thấm từ phía dưới sàn và qua chân tường), tiến hành tô, cán vữa bảo vệ lớp chống thấm và các công đoạn tiếp theo.
  • Nếu quá trình thử nước không đạt, bị thấm. Cần xác định rõ nguyên nhân và vị trí thấm, tiến hành xử lý thấm cục bộ (quét chống thấm lại 3 lớp, lớp chống thấm rộng ra 200-300 mm từ điểm thấm). Cho thử nước lần nữa đến khi nghiệm thu đạt, bàn giao thi công các công tác tiếp theo.

Chống thấm tầng hầm

Chống thấm vết nứt, thấm sàn và vách bê tông

PHƯƠNG ÁN : Thi công chống thấm ngược.

Vật liệu sử dng : PU TC 669

  • Sản phẩm PU TC 669 là sản phẩm dung dịch polyurethane một thành phần, chuyên dụng bơm vào các mạch ngừng, vết nứt bị rò rỉ nước hoặc bê tông rỗ chứa nước ẩm bên trong.
  • Với khả năng trương nở, cường độ bám dính và cường độ chịu kéo cao PU TC 668/ PU TC 669 sau khi được bơm, gặp nước sẽ trương nở và hình thành những khối xốp chống thấm nước hiệu quả.
Bộ ty sử dụng bơm PU
Bộ ty sử dụng bơm PU

Bước 4: Sử dụng máy bơm Foam để bơm vật liệu theo tuần tự và một hướng nhất định. (bơm từ phải qua trái, từ dưới lên trên) Bơm nhấp cho đến khi nào thấy có hiện tượng foam trào lên trên bề mặt bê tông thi dừng bơm, chuyển qua đầu ty tiếp theo.

Máy bơm PU
Máy bơm PU

Đối với những đầu ty bơm liên tục và không thấy có hiện tượng trào lên bề mặt hoặc chân ty thì có thể bơm nhấp hoặc dừng lại đợi một khoảng 15-20 phút, để PU có thời gian trương nở rồi, quay lại bơm tiếp tại ngay vị trí đó.

Bước 5: Sau khi bơm toàn bộ ty trong một khu vực, tiến hành kiểm tra bơm nhấp lại một lượt để đảm bảo vật tư đã được bơm đầy vào trong các khe mao rỗng.

Bước 6: Tiếp tục thử nước theo dõi kiểm tra trong khoảng 48h, nếu phát hiện điểm thấm lại phải cho tiến hành xử lý dứt điểm, sau đó mời TVGS nghiệm thu.

Bước 7: Sau khi thi công xong và theo dõi kiểm tra thấy không còn hiện tượng thấm, tiến hành cắt bỏ toàn bộ các đầu ty đã bơm để hoàn trả mặt bằng cho các công tác thi công tiếp theo

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

User Login

Lost your password?
Cart 0
0985208275
Liên hệ