Chiều cao công trình là yếu tố rất quan trọng được quy định nghiêm ngặt, đặc biệt là tại các khu đô thị và thành phố lớn. Nếu vi phạm những quy định về chiều cao công trình, chủ đầu tư có thể bị phạt hành chính, thậm chí, buộc phải tháo dỡ công trình. Số tầng được phép xây dựng sẽ thay đổi phụ thuộc vào từng khu vực khác nhau. Cùng tìm hiểu quy định về số tầng được phép xây dựng ngay trong bài viết dưới đây
1. Các khái niệm cơ bản về tăng cao tầng nhà
Lộ giới: Lộ giới hay có cách gọi khác là chỉ giới đường đỏ đây là từ ngữ trong thuật ngữ pháp lý xây dựng được sử dụng trong các bản vẽ, văn bản của cơ quan nhà nước. Lộ giới được hiểu đó là bề rộng phạm vi đường dự kiến phóng.
Thông tin quy hoạch: là các thông tin liên quan đến dự án cần quy hoạch đối với lô đất quy hoạch 1/500, quy hoạch 1/2000 do sở quy hoạch kiến trúc cấp> Nếu quy hoạch 1/500 thì theo quy hoạch 1/500 do ủy ban nhân dân quận cung cấp, nếu có quy hoạch 1/2000 thì theo theo quy chuẩn áp dụng.
Số tầng: Định nghĩa về số tầng của cơ quan nhà nước có sự khác biệt với cách gọi dân gian của người dân hay sử dụng. Đối với những công trình xây dựng nhà người dân gọi tầng trệt thì cơ quan nhà nước gọi đấy là tầng 1, và tầng 1 của người dân thì đối với cơ quan nhà nước gọi đó là tầng 2. Nói cách khác cách gọi tầng nhà của cơ quan nhà nước sẽ bằng cách gọi tầng nhà của người dân công thêm 1.
2. Cơ sở xác định số tầng được phép xây dựng và chiều cao công trình
Trong xây dựng, các điểm mốc lộ giới thường được dùng để phân chia khu vực được phép xây dựng và khu vực thuộc quy hoạch (chỉ giới xây dựng).
Theo quy hoạch của địa phương, chiều cao của công trình phải phù hợp với quy hoạch đường phố và quy hoạch chung. Do đó, số tầng được phép xây dựng và độ cao tối đa của công trình xây dựng được xác định dựa trên chiều rộng lộ giới.
Để xác định được khoảng lộ giới tại khu vực đất xây dựng, đơn vị xây dựng cần phải dựa vào bản đồ quy hoạch tại địa phương hoặc mốc lộ giới được cắm sẵn.
3. Quy định về số tầng được phép xây dựng tối đa trong khu đô thị
Chiều rộng lộ giới (m) | Số tầng cao cơ bản | Số tầng được cộng thêm nếu thuộc quận trung tâm TP hoặc trung tâm cấp quận (tầng) | Số tầng được cộng thêm nếu thuộc trục đường thương mại – dịch vụ (tầng) | Số tầng được cộng thêm nếu công trình xây dựng trên lô đất lớn (tầng) | Độ cao tối đa tính từ nền vỉa hè đến sàn tầng (lầu) 1 (m) |
Số tầng khối trên nền tối đa (tầng nổi) + số tầng giật (tầng chìm) (tầng) | Số tầng cao tối đa (tầng) |
L ≥ 25 | 5 | +1 | +1 | +1 | 7,0 | 7+1 | 8 |
20≤ L <25 |
5 | +1 | +1 | +1 | 7,0 | 6+2 | 8 |
12≤ L <20 | 4 | +1 | +1 | +1 | 5,8 | 5+2 | 7 |
7≤ L<12 | 4 | +1 | 0 | +1 | 5,8 | 4+2 | 6 |
3,5≤ L <7 | 3 | +1 | 0 | 0 | 5,8 | 3+1 | 4 |
L < 3,5 | 3 | 0 | 0 | 0 | 3,8 | 3+0 | 3 |
Trong đó:
- L là chiều rộng lộ giới (đơn vị mét)
- +1: có ý nghĩa là được thêm 1 tầng so với số tầng cơ bản theo quy định tại khu vực.
4. Một số lưu ý về quy định số tầng được phép xây dựng
Tại một số khu vực nhất định, cách quy định số tầng địa phương sử dụng có sự khác biệt so với quy định chung của cơ quan Nhà nước. Bạn cần lưu ý đến vấn đề này để có thể sử dụng đúng quy định, tránh nhầm lẫn khi xây dựng gây ra hậu quả đáng tiếc về tài chính và công sức.
Chẳng hạn, một số địa phương sử dụng “tầng trệt” để chỉ tầng 1 và tầng (lầu) 1 để chỉ tầng tiếp theo, bên trên tầng trệt. Đối với trường hợp này, trong giấy phép xây dựng, tầng trệt là tầng 1 và tầng 1 sẽ là tầng 2.
Đối với những khu vực chưa có quy định cụ thể về quy mô công trình, những nhà ở hoặc công trình riêng lẻ thuộc vùng đã được quy hoạch phân khu, phù hợp với mục đích sử dụng theo quy hoạch, quy mô công trình sẽ được xem xét theo các quy định chung của tuyến phố. Quy định chung này được xác định theo các công trình có tỷ lệ lớn nhất trên toàn tuyến đường.
Đối với khu đất có mục đích sử dụng không phù hợp với quy hoạch, hoặc không có kế hoạch quy hoạch cụ thể, quy mô của công trình được xem xét dựa vào quy mô các công trình có tỷ lệ lớn nhất trên toàn tuyến đường.
Trả lời