Các đơn vị muốn hoàn thành một dự án xây dựng cần đề ra và thực hiện theo một quy trình xây dựng chặt chẽ. Đặc biệt, chủ đầu tư chính là người cần nắm rõ quy trình này nhất để dễ dàng quản lý quá trình thi công cũng như điều chỉnh chi phí phải chi tiêu cho dự án. Trong bài viết dưới đây, sẽ giúp các bạn độc giả có thêm thông tin về quy trình xây dựng cơ bản mới nhất. Tham khảo ngay nhé!
1. Lên ý tưởng thiết kế sơ bộ, dự toán chi phí xây dựng
Lên ý tưởng tổng quát
Bước lên ý tưởng thực chất là xác định nhu cầu sử dụng. Trước tiên, bạn cần xác định rõ nhu cầu xây dựng là để ở hay kinh doanh hoặc làm kho-xưởng… Quy mô công trình ở mức nào? Cần xây bao nhiêu tầng, bao nhiêu phòng?
Thiết kế sơ bộ
Đây là hồ sơ thiết kế khá đơn giản nhưng cô đọng nhất. Vai trò của thiết kế sơ bộ là lập được tổng mặt bằng và phương án kiến trúc cho công trình. Tổng mặt bằng và phương án kiến trúc không những phải đáp ứng một cách tốt nhất các mong muốn và yêu cầu của chủ đầu tư; mà còn phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Bên cạnh tổng mặt bằng và phương án kiến trúc, tư vấn thiết kế phải có những thuyết minh cần thiết cho các ý tưởng của mình. Tính toán các thông số kinh tế kỹ thuật cơ bản của dự án như diện tích sàn của các phần chức năng, số tầng nổi, tầng ngầm, tầng kỹ thuật…
Dự toán chi phí xây dựng
Tổng mức đầu tư cho công trình có thể bao gồm các chi phí sau:
- Chi phí trực tiếp xây dựng công trình gồm: vật tư, nhân công và máy thi công
- Chi phí quản lý dự án: chi phí để tổ chức thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến khi kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng
- Chi phí thiết bị gồm: các loại máy phục vụ như thang máy, máy điều hòa – thông gió, âm thanh, ánh sáng, máy phát. Các thiết bị nội thất như tủ, bàn ghế, giường, thiết bị vệ sinh, xử lý nước thải …..
- Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng: tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, thí nghiệm, thẩm tra,…
- Chi phí khác gồm: chi phí dự phòng cho khối lượng phát sinh và trượt giá, chi phí an toàn lao động và bảo vệ môi trường, chi phí hoàn trả hạ tầng kỹ thuật…
2. Thực hiện các thủ tục về xin phép đầu tư và xin phép xây dựng
Thi công xây dựng nhà, hay các công trình khác đều thuộc quyền quản lý của nhà nước. Vì vậy, để được phép xây dựng, bạn cần có giấy phép xây dựng đúng quy định.
Khái niệm giấy phép xây dựng
Giấy phép xây dựng là một văn bản pháp lý được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư/chủ nhà để xây dựng công trình mới, sửa chữa, cải tạo, di dời… Bên cạnh đó, giấy phép xây dựng tạm là loại giấy phép được cấp để xây dựng công trình, nhà ở riêng lẻ được sử dụng trong một thời gian nhất định bằng thời gian thực hiện quy hoạch xây dựng.
Thời điểm cần phải xin phép xây dựng
- Xây dựng mới công trình tại đô thị hoặc nhà ở riêng lẻ tại nông thôn.
- Sửa chữa, cải tạo nhà ở đang tồn tại có thay đổi về kiến trúc các mặt đứng. Thay đổi kết cấu chịu lực, thay đổi quy mô công trình và công năng sử dụng.
Quy trình xin giấy phép xây dựng
Các bước xin giấy phép xây dựng bao gồm;
- Bước 1: Lập hồ sơ xin phép xây dựng
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan cấp phép xây dựng
- Bước 3: Cơ quan cấp phép xây dựng kiểm tra hồ sơ
- Bước 4: Cơ quan cấp phép xây dựng đóng dấu bản vẽ và cấp giấy phép xây dựng.
- Bước 5: Trước khi khởi công xây dựng 7 ngày, Chủ nhà gửi thông báo ngày khởi công đến cơ quan cấp phép và UBND cấp phường/xã
Trong trường hợp hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp phép xây dựng ghi biên nhận và hẹn ngày khảo sát công trình.
Trong trường hợp hồ sơ xin cấp giấy phép không hợp lệ, cơ quan cấp giấy phép sẽ hướng dẫn bổ sung và thực hiện lại quy trình từ bước 1.
3. Thiết kế chi tiết kỹ thuật thi công và chào thầu
Thiết kế kỹ thuật
Sau khi công trình xây dựng được cấp phép, đơn vị xây dựng sẽ cụ thể hoá thiết kế cơ sở. Thiết kế này sẽ bao gồm đầy đủ các giải pháp, thông số kỹ thuật và vật liệu sử dụng phù hợp. Thiết kế kỹ thuật chính là cơ sở để triển khai thiết kế bản vẽ thi công.
Thiết kế bản vẽ thi công
Bản vẽ thiết kế thi công là bản vẽ chi tiết nhất, thể hiện đầy đủ các thông tin đảm bảo thi công luôn chính xác và phù hợp với các tiêu chuẩn kỹ thuật. Đồng thời, đảm bảo được điều kiện triển khai thi công công trình.
Chào thầu
Bằng các hoạt động đấu thầu, chủ đầu tư sẽ lựa chọn các nhà thầu có đủ khả năng đáp ứng được những yêu cầu về kinh nghiệm, kỹ thuật, tiến độ đặt ra của công trình. Từ đó, giúp chủ đầu tư vừa sử dụng hiệu quả; tiết kiệm được vốn đầu tư, vừa yên tâm về chất lượng và tiến độ của dự án.
Thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị và máy móc
Một cách tổng quan, quá trình thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị máy móc; bao gồm rất nhiều công đoạn từ đơn giản đến phức tạp. Các bước cơ bản nhất bao gồm:
- Công đoạn chuẩn bị mặt bằng xây dựng
- Công đoạn xây thô: Đào móng, xử lý nền, thi công cốt pha, cốt thép, đổ bê tông móng; xây công trình ngầm như: bể tự hoại, hố ga, bể nước, ….; Xây gạch và tô trát hoàn thiện tất cả các tường bao che, bậc tam cấp, bậc cầu thang; Lắp đặt hệ thống ống âm của cấp thoát nước; điện cấp nguồn, chiếu sáng, điều hòa , điện thoại, internet, truyền hình,……
- Công đoạn hoàn thiện: Ốp lát gạch hoặc đá; Lắp đặt trần; Lắp cửa đi, cửa sổ, lan can, vách ngăn; Lắp đặt điện, nước và các hệ thống kỹ thuật; Sơn nước nội ngoại thất; Lắp đặt nội thất (nếu có)….
4. Nghiệm thu, hoàn công và đưa vào sử dụng
Nghiệm thu là quá trình so sánh – đối chiếu giữa bản vẽ thiết kế; và thực tế thi công giữa chủ đầu tư, tư vấn giám sát ;và nhà thầu thi công sau khi hoàn thành thi công xây dựng.
Trong khi đó, hoàn công là thủ tục hành chính trong dự án xây dựng. Hoàn công nhằm xác nhận sự kiện các bên chủ đầu tư; nhà thầu thi công đã hoàn thành công trình xây dựng sau khi được cấp giấy phép xây dựng.
Trả lời