DMCA.com Protection Status
preloader

Chống thấm tầng hầm, vách tầng hầm triệt để, hiệu quả 2022

Chống thấm vách tầng hầm

Các giải pháp chống thấm tầng hầm là một trong những tiêu chí xét hồ sơ trúng thầu xây dựng hiện nay. Với đặc thù thi công, tầng hầm luôn được thiết kế ở vị trí cố định trong lòng đất nhằm tiết kiệm diện tích không gian nổi.

Xét về công năng sử dụng, tầng hầm chỉ được thể hiện ở các chức năng phụ trợ như làm để xe máy, ô tô hoặc số ít làm siêu thị mini. Nhưng xét về kết cấu xây dựng, chúng có vị trí hết sức quan trọng. Do đó, việc đảm bảo tính bền vững cho tầng hầm bằng các giải pháp chống thấm dột là điều rất cần thiết, ngay cả khi đã đi vào hoạt động.

Các dấu hiệu nhận biết tầng hầm đang sử dụng bị ngấm nước

  • Xuất hiện hiện tượng đổ mồ hôi ở trần, tường của tầng hầm vào những ngày thời tiết có nền nhiệt thấp.
  • Trên tường của tầng hầm có dòng nước chảy thẳng hoặc chéo tạo vệt trên bề mặt.
  • Rò rỉ nước tại các vị trí lắp đặt ống dẫn thoát nước của cả tòa nhà, bệnh viện hoặc trường học.
  • Nền sàn của tầng hầm có chỗ bị sũng đọng nước, xuất hiện các vệt loang nước, không thoát hơi ngay trong thời gian dài.

Nguyên nhân khiến tầng hầm đang sử dụng bị ngấm nước

  • Do thiết kế và thi công chống thấm tầng hầm sơ sài; không đúng yêu cầu kĩ thuật nên không ngăn thoát nước, hơi ẩm tốt khi đi vào sử dụng.
  • Vật liệu chống thấm dột được sử dụng có chất lượng thấp; hiệu quả kém nên không đảm bảo chất lượng sau thời gian hoàn thiện.
  • Trong quá trình thi công, các khối bê tông được đổ tại tầng hầm; không đảm bảo chất lượng nên đã sàn, tường bị co ngót; có khe hở nên dễ bị ngấm nước, đọng hơi ẩm.

Tổng quan giải pháp chống thấm tầng hầm

Quy trình chống thấm tầng hầm

  1. Loại bỏ sạch các tạp chất trên bề mặt của tầng hầm.
  2. Tiến hành làm bằng phẳng bề mặt tầng hầm. Loại bỏ các vết lồi, lõm.
  3. Đảm bảo bề mặt chống thấm phải sạch sẽ, bằng phẳng.
  4. Với những vết nứt tầng hầm sẽ được sửa chữa lại. Thực hiện trám bằng vữa sửa chữa có phụ gia.

Chống thấm vách tầng hầm

Vách tầng hầm thì có thể chống thấm theo 2 cách: vách trong và vách ngoài tầng hầm.

1. Chống thấm vách ngoài tầng hầm: Đây là cách tốt nhất vì cách này bảo vệ bê tông và nó là chống thấm thuận. Chống thấm vách ngoài thì có thể dùng màng chống thấm hoặc vữa chống thấm chịu được áp lực nước cao.

Nên nhớ với các khu vực có độ sụt lún cao, không ổn định thì chỉ có thể chống thấm bằng màng bitum vì chỉ có màng bitum mới có độ co dãn cao, che được các vết nứt, khe kẽ nếu có.

– Chống thấm bằng màng bitum:

  • Kiểm tra lại toàn bộ bề mặt vách tầng hầm trước khi lấp đất. Khắc phục các vết rạn nứt trên bề mặt vách bằng vữa trộn phụ gia chống thấm, vữa không co ngót. Nếu nứt phải tiến hành xử lý vết nứt bê tông.
  • Đảm bảo bề mặt phải nhẵn, không gồ ghề, không dính vữa bẩn hay các tạp chất khác.
  • Quét phủ một lớp lót Primer để tăng cường bám dính
  • Tiến hàng dán lớp chống thấm lên bề mặt vách ngoài: Chú ý trong việc ghép mí phải đảm bảo khít hoàn toàn. Nếu là màng tự dính thì cần thi công từ dưới lên (Như hình). Nếu là màng khò nóng thì cần thi công từ trên xuống.

– Chống thấm bằng vữa chống thấm chịu áp lực nước cao:

  • Tạo nhám cho bề mặt cần chống thấm.
  • Bịt và trám các vết nứt nếu có.
  • Phun rửa, vệ sinh sạch sẽ bề mặt trước khi bắt đầu.
  • Pha trộn vữa chống thấm (Lớp hồ dầu) theo tỉ lệ của nhà sản xuất khuyến cáo:
  • Dùng chổi, ru lô hoặc máy phun áp suất cao, phun lớp vữa xi măng đó lên bề mặt cần chống thấm.
  • Trát lại một lớp xi măng mác 75 để bảo vệ lớp chống thấm vừa tạo ra

2.Chống thấm vách trong tầng hầm: Chúng ta không thể chống thấm vách ngoài tầng hầm được thì mới chống thấm vách trong tầng hầm. Chúng ta thường phải chống thấm các vết nứt, khe thấm tại các vách bê tông sau một thời gian đi vào sử dụng. Nếu vách yếu phải dùng biện pháp gia cố kết cấu bê tông bằng sợi carbon.

Đây chính là chống thấm ngược (Chống thấm ngược hướng với nguồn gây thấm) bạn có thể xem thêm về công nghệ chống thấm ngược tại đây.

Về phướng pháp chống thấm vách tầng hầm đã bị thấm và ngấm như hình trên thì chúng tôi đề xuất áp dụng chống thấm bằng vật liệu chống thấm chịu được áp lực nước thủy tĩnh chứ không dùng màng Bitum như nhiều người vẫn làm một cách máy móc.

Trước tiên chúng ta cùng xác định độ thấm, ngấm của nước qua vách tầng hầm như thế nào bằng Công thức xác định Áp lực nước thủy tĩnh: p=f/s

hay F=p.S trong đó P là áp suất cột nước sâu , F là lực thủy tĩnh tác động lên diện tích S.

Nói một cách đơn giản là Lực thủy tĩnh (tốc độ nước phun) càng lớn khi lỗ hở càng lớn và lỗ hở càng sâu.

Cách chống thấm với khu vực nước bị rò rỉ, đọng ẩm,chảy nước:

  • Xác định các vị trí bị rò, bị ẩm, có vết gãy,nứt có nguy cơ bị thấm cao hoặc đang bị thấm.
  • Đánh dấu lại và khoan, đục sâu theo hình chữ U vào 3-5 cm. Nếu nước chảy ra yếu thì đục 3 cm Nếu chảy mạnh đục 5 cm.
  • Gắn cố định các ống nhựa (Dùng ống hút cafe nếu lỗ nhỏ, dùng ống nhựa nếu lỗ lớn)
  • Chống thấm xung quanh các cổ ống vừa lắp này bằng vữa đông cứng nhanh, chú ý phối trộn cho dẻo, sao cho vữa vừa đủ độ khô không bị chảy trên tay
  • Sau khi đã dẫn hết nước rò rỉ qua các ống và các ống đã được cố định bằng vữa đông cứng nhanh. Ta tiến hành bịt các ống đó bằng cách rút ống và bịt các lỗ bằng vữa đông cứng nhanh
  • Cuối cùng phủ lên các vị trí đã chống thấm bằng vữa chống thấm (Hồ dầu chống thấm)
  • Bảo vệ các lớp vữa chống thấm vừa xong bằng vữa xi măng mác 75 hoàn thiện lại bề mặt vách như trước.

Với cách chống thấm vách tầng hầm này bạn sẽ hạn chế được hiện tượng thấm dột sau khi công trình đưa vào sử dụng. Song để có thể bảo vệ tốt tầng hầm thì sau khi sử dụng tầng hầm bạn phải thường xuyên kiểm tra định kỳ vách sàn tầng hầm để phát hiện và khắc phục xử lý kịp thời các hiện tượng thấm dột.

Chống thấm sàn đáy tầng hầm

Khác với các sàn tầng hầm bên trong tầng hầm: VD Sàn B1, Sàn B.vv. Đáy tầng hầm là nơi tiếp xúc trực tiếp với đất nền xung quanh. Đây cũng là điểm thấp nhất của tòa nhà nên chịu áp lực nước thủy tĩnh cao nhất, chênh lệch nhiệt độ cao nhất (nhiệt độ bên trong tòa nhà và nhiệt độ đất), chịu rung chấn, va chạm nếu có động đất xảy ra.

Chống thấm mới sàn đáy tầng hầm:

  • Chống thấm bằng màng bitum: màng bitum là vật liệu rất tốt trong trường hợp này. Tính cách nhiệt của bitum sẽ cách nhiệt và chống thấm cho toàn bộ nền. Cùng với băng cản nước đặt tại các mạch dừng, và vật liệu chống thấm tinh thể phối trộn tại các góc cạnh, khu vực xung yếu thì đảm bảo nước không thể xâm nhập vào bên trong.
  • Để tính xem cần bao nhiêu lớp chống thấm và đó là những lớp gì xin xem sơ đồ sau Xin lưu ý, đây chỉ là thông tin tham khảo để các bạn hình dung được các bước và độ bền tương đối của một sàn tầng hầm khi áp dụng các công nghệ chống thấm khác nhau. Bạn nên thảm khảo các chuyên gia về kết cấu hầm ngầm trước khi quyết định áp dụng bao nhiêu lớp chống thấm.

Giải thích:

Trục tung : là nói về tuổi thọ của công trình khi áp dụng công nghệ chống thấm tầng hầm.

  1. Tuổi thọ rất thấp (Very Low): Nhỏ hơn 10 năm, nếu có rò rỉ cũng không có phương án khắc phục hoàn toàn.
  2. Tuổi thọ thấp (Low): Chống thấm từ 10 – 20 năm, lượng nước rò rỉ nếu có thấp và có thể sửa chữa, khắc phục được.
  3. Tuổi thọ trung bình (Medium): Chống thấm công trình từ 25-50 năm. Nước có rò rỉ cũng rất ít, khắc phục dễ.
  4. Tuổi thọ cao, vĩnh cửu (High): Khả năng chống thấm trên 50 năm và nếu có rò rỉ cũng rất dễ khắc phục

Trục hoành : Nói về các điều kiện để chống thấm tầng hầm có tuổi thọ cao.

  1. Nguy cơ thấm thấp: Độ sâu tầng hầm từ 0 đến -5 m so với cốt 0-0, không có dòng nước ngầm chảy.
  2. Nguy cơ thấm trung bình: Độ sâu tầng hầm từ -5 đến -10 m so với cốt 0-0. không có dòng nước ngầm chảy, các vết nứt của bê tông đáy < 0,2 mm (Chúng tôi cung cấp thước đo độ nứt cho các đối tác)
  3. Nguy cơ thấm cao: Độ sâu tầng hầm từ -10 đến -20 m so với cốt 0-0, Có dòng nước ngầm đâm ngang, chảy mạnh, nền và vách có độ sụt, lún.
  4. Nguy cơ thấm cực cao: Độ sâu tầng hầm lớn hơn 20 m, có mạch nước ngầm chảy mạnh, nền và vách phải chịu rung chấn, có xuất hiện những hố, mỏ khí gas, metan dễ cháy.

Như vậy. Với vật liệu chống thấm tầng hầm là màng bitum khò dán và nếu được tăng cường chống thấm bổ xung bằng vữa chống thấm. Thì với một tầng hầm để xe như ở các biệt thự thì tuổi thọ trung bình của công trình có thể lên đến 20 năm (tùy theo điều kiện cụ thể)

Chống thấm thuận tầng hầm

Cách chống thấm tầng hầm bằng vữa chống thấm cũng như cách Chống thấm sàn tầng hầm đang thấm (chống thấm ngược).

Chống thấm tầng hầm đã có bề mặt thi công trước

Phương án thi công chống thấm tầng hầm này áp dụng cho những tầng hầm đã được thi công xong, được chuẩn bị sẵn sàng. Cụ thể áp dụng như sau:

  • Loại bỏ sạch các tạp chất trên bề mặt của tầng hầm.
  • Tiến hành làm bằng phẳng bề mặt tầng hầm. Loại bỏ các vết lồi, lõm.
  • Đảm bảo bề mặt chống thấm phải sạch sẽ, bằng phẳng.
  • Với những vết nứt tầng hầm sẽ được sửa chữa lại. Thực hiện trám bằng vữa sửa chữa có phụ gia.

Chống thấm tầng hầm bằng Sika

Theo kinh nghiệm của chúng tôi, hoạt động chống thấm tầng hầm bằng Sika chống thấm theo phương pháp xử lý ngăn chống thấm ngược là giải pháp ưu việt ở thời điểm hiện tại. Bởi đặc tính chống thấm tuyệt vời  của chất liệu như:

  • Ở dạng lỏng nên dễ thi công, bao phủ đều hết bề mặt vách, đáy tầng hầm
  • Khả năng thẩm thấu sâu, tạo tinh thể bền vững, ngăn nước xâm nhập tuyệt đối
  • Tính đàn hồi tốt, không lo bị co ngót, tuổi thọ lâu dài

Quá trình thi công chống thấm tường vây tầng hầm bằng sika yêu cầu:

1/ Bước chuẩn bị

  • Chuẩn bị bề mặt thi công, dọn sạch chướng ngại vật, lấy lại không giản để công việc xử lý diễn ra thuận lợi.
  • Xử lý bảo vệ cố định hệ thống đường ống cấp thoát nước có trong phạm vi thi công
  • Chuẩn bị đầy đủ về nguyên vật liệu, máy móc và nhân lực phụ trách chống thấm vách tầng hầm, chống thấm sàn tầng hầm…

2/ Thi công dùng hóa chất sika chống thấm tầng hầm

  • Băm đục sạch các lớp vỏ bên ngoài, bê tông vữa dư thừa, làm sạch bề mặt
  • Xác nhận rãnh nứt nếu đó, đục mở miệng, loại bỏ lớp bụi hoặc các vật liệu dư thừa bên ngoài, chỉ để lại phần lõi bê tông
  • Dùng máy hơi công nghiệp để dọn vệ sinh sạch sẽ toàn bộ bề mặt đáy và vách tầng hầm
  • Gia cố lớp chống thấm cho các lỗ hổng, khe nứt, rãnh tường,…bằng hỗn hợp sika latex và vữa đổ bù không bị co ngót
  • Quấn thanh cao su trương nở tại cổ ống xuyên hầm, đổ vữa bù không bị co ngót để cố định, bảo vệ
  • Quét lớp tạo dính lên bề mặt và vách tầng hầm, thi công đến đâu chuẩn bị nguyên liệu đến đó để đảm bảo tình trạng tốt nhất. Yêu cầu nhiều nhân lực để quá trình quét được diễn ra nhanh chóng, đồng đều
  • Đợi khô lớp lót rồi quét tiếp hóa chất chống thấm ngược tầng hầm 2 thành phần, đàn hồi cải tiến. Trung bình nên quét từ 2 – 3 lớp, thời gian đợi khô giữa các lớp là 3 – 4 tiếng.
  • Thử nước và hoàn thiện, bàn giao công trình chống thấm tầng hầm.

Ảnh

Chống thầm vách tầng hầm bằng sơn chống thấm hoặc sản phẩm dạng quét

B1: Tiến hành bo góc chân tầng hầm và bão hòa nước

  • Mục đích: tránh cho bê tông bị háo nước khiến vật liệu chống thấm không ngấm được sau vào bề mặt của tầng hầm để tạo liên kết.
  • Tiến hành bo góc chân tầng hầm bằng sika latex/sika latex TH + xi măng cát vàng.
  • Quét lớp mỏng chống thấm, dưới lưới thủy tinh và bo góc với bề mặt rộng từ 10 – 15cm.

B2: Chọn vật liệu chống thấm tầng hầm

  • Tùy theo đặc trưng, nhu cầu có thể chọn các vật liệu chống thấm khác nhau. Hiện nay phổ biến nhất là sơn chống thấm.
  • Đảm bảo các lớp chống thấm cần vuông góc và quét theo 1 chiều từ trên xuống dưới.
  • Độ dày lớp chống thấm trùng bình là 1mm/lớp. Mỗi lớp kéo dài từ 1 – 2kg. Liều lượng sử dụng tùy theo từng tầng hầm có thể dao động 2 – 6kg.
  • Nếu nhiều người thi công cùng lúc thì trộn vật liệu tổng hợp rồi chia ra các thùng nhỏ để thi công.

Chống thầm đáy tầng hầm bằng màng khò nóng

Thực hiện chống thấm bằng màng khò nóng là một trong những phương pháp phổ biến hiện nay. Cách thực hiện như sau:

B1: Quét lớp tạo dính:

  • Thi công bề mặt tầng hầm bằng lu sơn. Dàn mỏng, đều lớp tạo dính lên bề mặt của tầng hầm. Khi thi công cần đảm bảo kín bề mặt, lớp tạo dính phải đều.
  • Sau khi thi công đảm bảo lớp tạo dính khô để chuẩn bị cho tiến hàng dán màng chống thấm.

B2: chọn màng chống thấm bitum:

  • Kiểm tra toàn bộ lớp màng, bề mặt dán hoặc khò cần úp xuống dưới.
  • Tiến hành đặt các cuộn màng vào vị trí cần chống thấm ở tầng hầm.
  • Sử dụng đèn khò nóng để dán lên bề mặt màng chống thấm của tầng hầm.
  • Cuốn ngược màng chống thấm, tránh để thay đổi vị trí và hướng chống thấm.
  • Tiến hành làm chảy lớp tạo dính đã quét lên bề mặt tầng hầm bằng đèn khò gas.
  • Dùng ngọn lửa và lướt qua lại để lớp màng chống thấm dính vào bề mặt lớp tạo dính.
  • Ép và miết phần màng chống thấm xuống bề mặt tầng hầm thật chặt.

Lưu ý: khi thực hiện cần chú ý tới vị trí chồng mép và vị trí cần gia cố. Trường hợp màng dán bị phồng cần đâm thủng và dùng màng chống thấm khác đè lên. Đồng thời, chú ý làm thêm lớp màng bảo vệ để tránh rách, hỏng.

Chống thầm sàn tầng hầm bằng màng tự dính

Phương pháp chống thấm bằng màng tự dính cũng vô cùng phổ biến và mang lại hiệu quả cao. Cách thực hiện như sau:

  • Trải màng chống thấm, bóc lớp nilon trên bề mặt rồi dám lên toàn bộ bề mặt cần thi công.
  • Biên độ chồng mí giữa các lần tiếp giáp sẽ dao động từ 70 – 100mm.
  • Trát thêm lớp bê tông dày 3 – 4cm lên bề mặt màng chống thấm sau khi đã dán xong để bảo vệ bề mặt chống thấm, tăng tuổi thọ công trình.

Chống thấm tầng hầm bằng hóa chất

Sử dụng hóa chất chính là phương pháp chống thấm tầng hầm hiệu quả tiếp theo. Với giải pháp này bạn có thể thực hiện như sau:

  • Tiến hành làm ẩm bề mặt trước khi thi công.
  • Tiến hành quét hóa chất lên bề mặt đã được xử lý sơ qua.
  • Mỗi lớp hóa chất quét cách nhau từ 2 – 4 tiếng đồng hồ. Thực hiện thao tác quét lớp thứ 2 vuông góc với lớp thứ nhất.

Bạn có thể tham khảo các phương pháp chống thấm tầng hầm thông thường trên đây. Tuy nhiên còn cần quan tâm thêm đến giải pháp chống thấm ngược dưới đây để đảm bảo độ hiệu quả.

Chống thầm vách tầng hầm bằng biện pháp chống thấm ngược

Phương pháp chống thấm ngược sẽ được áp dụng khi:

  • Khe tiếp giáp giữa 2 nhà không được xử lý chống thấm.
  • Có các bể ngầm chứa nước có nguy cơ thấm qua thành bể và xuống tầng hầm.
  • Chống thấm tầng hầm và hố thang máy.

Cách thi công:

  • Sử dụng các công cụ để xử lý và làm sạch bề mặt.
  • Tạo độ ẩm cho bề mặt trước khi thi công.
  • Dùng các vật liệu thích hợp như màng khò nóng, vật liệu chống thấm dạng quét/phun,….
  • Nghiệm thu công trình và kiểm tra khả năng chống thấm trước khi bàn giao.

Bảng báo giá thi công chống thấm tầng hầm

Tùy vào vật liệu chống thấm cũng như biện pháp thi công chống thấm mà mỗi hạng mục dịch vụ chống thấm tầng hầm sẽ có giá cả khác nhau.

Dưới đây là bảng báo giá dịch vụ chống thấm tầng hầm tại FULLHOUSE quý khách có thể tham khảo. Báo giá thực tế dựa vào kết qua sau khảo sát.

Hạng Mục Đơn Giá (m2)
Chống thấm tầng hầm bằng sika 370.000
Chống thấm đáy hầm bằng màng khò nóng 350.000
Chống thấm sàn tầng hầm bằng hóa chất 300.000
Chống thấm hầm phương pháp ngược 300.000
Chống thấm hầm phương án đặc biệt 500.000

Cam kết về chống thấm tầng hầm

  • Khi khách hàng sử dụng Dịch vụ chống thấm tầng hầm của FULLHOUSE, chúng tôi tiến hành khảo sát trực tiếp, tư vấn cho khách hàng về mức độ thấm dột và đề xuất phương án chống thấm hiệu quả.
  • Thi công chống thấm nhanh chóng, đúng tiến độ, không chậm trễ.
  • Quy trình chống thấm AC6732
  • Chống thấm triệt để 100%, không thấm lại.
  • Hiệu quả chống thấm duy trì lâu dài, lên đến 12 năm.
  • Chi phí chống thấm tầng hầm hợp lý, tiết kiệm tối đa cho khách hàng.
  • Bảo hành dịch vụ lâu dài.
  • Đảm bảo chất lượng thi công chống thấm
  • Đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn lao động

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

User Login

Lost your password?
Cart 0
0985208275
Liên hệ