PHƯƠNG PHÁP ÉP CỌC NEO LÀ GÌ ?

Có thể nói ép cọc neo là một trong những phương pháp ép cọc phổ biến hiện nay. Phương pháp này được các đơn vị xây dựng ứng dụng để làm móng cho khá nhiều loại công trình. Vậy phương pháp ép cọc neo là gì? Tham khảo ngay bài viết dưới đây để có câu trả lời.

1. Phương pháp ép cọc neo là gì?

Ép cọc neo (ECN)là một trong những phương pháp thi công ép cọc phổ biến, ứng dụng nhiều tại các công trình nhà ở dân dụng, ít được sử dụng trong các dự án công trình lớn. Cụ thể, phương pháp ECN sử dụng neo để níu cọc âm xuống đất thay vì phải dùng đến các cục tải để ép cọc xuống phía dưới đất thi công.

Xét về hình thức, phương pháp ép cọc neo tương tự với phương pháp ép cọc tải sắt.
Xét về hình thức, phương pháp ép cọc neo tương tự với phương pháp ép cọc tải sắt.

Điều này đồng nghĩa với việc mũi neo sẽ được khoan sâu vào lòng đất, tại vị trí thi công để làm đối trọng thay vì việc sử dụng tải sắt hoặc tải bê tông. Tuỳ vào địa chất công trình khu vực thần kinh, mà có thể khoan nông hay sâu để đạt tải trọng thi công. Xét về hình thức, phương pháp ECN tương tự với phương pháp ép cọc tải sắt.



Phương pháp ECN cần sử dụng một số thiết bị sau:





  • Các mũi khoan neo: có thể được thực hiện với chiều dài khác nhau dao động từ 1.5m và đường kính khoảng 35cm.
  • Máy ép thủy lực: Phương pháp bơm này bản thân không tạo ra áp suất ở trong hệ thống mà chỉ có tác dụng tạo ra lưu lượng. Khi lưu lượng này bị cản trở lại sẽ tạo ra áp suất rất lớn. Các cản trở này cũng được tạo ra trong hệ thống thủy lực của máy ép bởi các cụm xy lanh, motor, các cụm valve, đường ống và ma sát.

2. Ưu điểm của phương pháp ép cọc neo là gì?

Chi phí ép cọc neo thấp hơn so với ép cọc tải sắt
Chi phí ép cọc neo thấp hơn so với ép cọc tải sắt

Phương pháp ECN có khá nhiều ưu điểm nổi bật. Cụ thể:

  • Thời gian thi công ECN nhanh chóng, đơn giản ( thường chỉ mất từ 1-3 ngày)
  • Phương pháp ECN an toàn và không làm ảnh hưởng đến những công trình xây dựng xung quanh
  • Phương pháp phù hợp với những khu vực thi công có địa hình chật hẹp, trong thành phố hay trong hẻm nhỏ cũng đươc thực hiện khá phổ biến
  • Phương pháp này cũng có ưu điểm là khá êm ái, không gây tiếng ồn trong khi thi công
  • Chi phí ECN thấp hơn so với ép cọc tải sắt
  • Chủ đầu tư, chủ thầu có thể dễ dàng kiểm tra và đánh giá chất lượng cọc ép

3. Hạn chế của phương pháp ép cọc neo

Sức chịu lực của ép cọc neo không bằng ép cọc tải sắt
Sức chịu lực của ép cọc neo không bằng ép cọc tải sắt

Bên cạnh những ưu điểm đã được đề cập, phương pháp ép cọc neo cũng tồn tại một số hạn chế khi được đưa vào sử dụng. Cụ thể:

  • Nếu so sánh sức chịu lực của ép cọc tải sắt; thì sức chịu lực của ECN không bằng
  • Với tải trọng ép thấp, vì thế mà phương pháp này chỉ áp dụng với những công trình nhà dân
  • Phương pháp này khi thực hiện cũng cần phải có hồ sơ khảo sát địa chất.
  • Phương pháp này không thích hợp dành cho những công trình thi công nhà cao tầng có tải trọng lớn vì thế chỉ áp dụng đối với những công trình nhà dân có tải trọng nhỏ.

Dựa trên những ưu điểm và hạn chế kể trên, bạn có thể đưa ra cho mình; những lựa chọn, đánh giá xem phương pháp nào tối ưu nhất; để thực hiện ép cọc cho công trình của mình.

Nếu không có kinh nghiệm trong lĩnh vực này; giải pháp tốt nhất là bạn nên tìm đến những đơn vị tư vấn; cung cấp dịch vụ ECN chất lượng và uy tín.

Tham gia thảo luận

Compare listings

So sánh
0985208275
Contact