DMCA.com Protection Status
preloader

TIÊU CHUẨN ĐỘ LÚN CHO PHÉP CỦA CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

Độ lún cho phép của công trình là một trong những chỉ số quan trọng trong xây dựng. Việc để công trình có độ lún vượt mức tiêu chuẩn sẽ gây nguy hiểm và ảnh hưởng đến cấu trúc của cả công trình. Vậy, độ lún cho phép của công trình là bao nhiêu? Nguyên nhân và biện pháp khắc phục khi bị lún nhà. Bài viết này sẽ làm rõ giúp bạn những vấn đề này.

Tiêu chuẩn độ lún cho phép của công trình xây dựng

Trong các văn bản TCVN 9400:2012 quy định, độ lún tối đa cho phép của từng loại nhà và công trình khác nhau sẽ có tiêu chuẩn khác nhau (phần lớn từ 8 đến 30cm). Khi thiết kế và thi công móng công trình, độ lún thực tế phải nhỏ hơn hoặc bằng độ lún cho phép để đảm bảo cho công trình hoạt động bình thường, tránh gây nguy hiểm cho người sử dụng.

Tiêu chuẩn độ lún cho phép của công trình xây dựng
Độ lún tối đa cho phép của từng loại nhà và công trình khác nhau sẽ có tiêu chuẩn khác nhau

Một số phương pháp đo độ lún nghiêng của công trình

Có nhiều phương pháp để xác định được độ nghiêng cho phép của công trình nhưng phổ biến nhất vẫn là các phương pháp:

  • Phương pháp thả dọi
  • Phương pháp đo góc
  • Phương pháp tọa độ
  • Phương pháp chiếu đứng
Tiêu chuẩn độ lún cho phép của công trình xây dựng
Phương pháp chiếu đứng 

Nguyên nhân và biện pháp dẫn đến hiện tượng công trình bị lún

Để tránh việc công trình bị lún vượt quá tiêu chuẩn thì người chịu trách nhiệm thiết kế và giám sát thi công cần nắm rõ những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng công trình bị lún sau:

Thi công công trình trên nền đất yếu và xử lý móng không đảm bảo: Các khu vực gần sông, rạch, đất ruộng, lớp bùn,.. là những nơi có địa chất không ổn định, dễ bị lún nghiêng.



Biện pháp: Sử dụng các biện pháp ép cọc hoặc sử dụng cọc khoan nhồi mới đảm bảo an toàn.

Do ảnh hưởng từ nhà bên cạnh (phá, đào móng mới hoặc tải trọng nhà bên quá lớn): Nguyên nhân này phổ biến ở những vùng đô thị với công trình san sát và dày đặc.





Biện pháp: Nhà thầu thi công cần kịp thời thông qua chủ đầu tư ;phối hợp với chủ sở hữu công trình hiện hữu đưa ra các giải pháp hợp lý mà các bên cùng chấp nhận được. Việc chống đỡ cho công trình liền kề hiện hữu trong quá trình thi công là một trong những biện pháp xử lý cần làm ngay.

Do cải tạo nâng tầng: Nhiều trường hợp nền móng và kết cấu đã không được ổn định; và chủ nhà muốn cải tạo và nâng thêm tầng.

Điều này làm cho công trình không đáp ứng đúng về độ nghiêng cho phép của nhà ở.

Tiêu chuẩn độ lún cho phép của công trình xây dựng
Cần phải vận chuyển đồ đạc xuống tầng trệt trong trường hợp muốn cải tạo nhiều tầng và khắc phục tình trạng lún
Biện pháp: Khi gặp phải trường hợp này thì đội thi công; cần phải vận chuyển đồ đạc xuống tầng trệt. Sau đó, lấy độ lại độ nghiêng cho ngôi nhà bằng các biện pháp kỹ thuật. Việc này phải bắt đầu từ thao tác gia cố phần móng nền. Khi đó mới tiếp tục thực hiện việc nâng tầng.

Trước khi tiến hành xây dựng, đội thiết kế, thi công không khảo sát hiện trạng khu đất ;và các công trình xung quanh: Điều này dẫn đến việc; dự báo không đúng độ lún của công trình hiện hữu; do ảnh hưởng của việc đào hố móng khi thi công công trình mới. Điều này cho thấy rằng đánh giá không đầy đủ ;ảnh hưởng do chất tải nặng (vật liệu xây dựng, đối trọng để ép cọc hoặc để nén tĩnh,…); trong phạm vi giáp với công trình hiện hữu là vô cùng nguy hiểm. Đánh giá không toàn diện mức ảnh hưởng gây ra do sự thay đổi lớn chiều dày tầng đất yếu; theo chiều sâu và trên diện trong khu vực điều kiện địa chất công trình phức tạp.

Biện pháp: Nên thuê đơn vị tư vấn thiết kế có kinh nghiệm; để thiết kế biện pháp thi công nền móng phù hợp với từng hiện trạng khu đất.

Trên đây là những thông tin về độ lún cho phép của công trình; cũng như các nguyên nhân và biện pháp khắc phục.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

User Login

Lost your password?
Cart 0
0985208275
Liên hệ