DMCA.com Protection Status
preloader

THI CÔNG MÓNG NHÀ TRÊN NỀN ĐẤT YẾU

Móng là bộ phận có vai trò quan trọng nhất trong mỗi công trình, nó có tác dụng truyền tải trọng của toàn bộ ngôi nhà xuống nền đất. Ngôi nhà muốn bền vững thì móng phải tốt, phải chắc chắn. Chính vì vậy, xử lý nền móng là một công việc cực kỳ quan trọng trong thi công một căn nhà. Tuy nhiên, không phải khu vực nào địa chất cũng thuận lợi cho việc làm móng. Khi xây dựng một ngôi nhà có địa chất không tốt, trên nền đất yếu như ao, hồ, đất mượn… thì việc xử lý móng sẽ phức tạp hơn nhiều.

Các cách thi công móng nhà trên nền đất yếu như ao, hồ, đất mượn…

Cách 1: Xử lý móng nhà trên nền đất yếu bằng cách thay đổi chiều sâu chôn móng

Làm móng nhà trên nền đất yếu có nhiều cách giải quyết khác, trong đó thay đổi chiều sâu chôn móng là một trong những cách phổ biến được áp dụng. Chiều sâu chôn móng là độ sâu kể từ mặt đất đến hố móng.

Việc thay đổi chiều sâu chôn móng nhằm giải quyết sự lún và khả năng chịu tải của nền. Khi tăng chiều sâu chôn móng sẽ làm tăng trị số sức chịu tải của nền đồng thời làm giảm ứng suất gây lún cho móng nên giảm được độ lún của móng.



Đồng thời tăng độ sâu chôn móng, có thể đặt móng xuống các tầng đất phía dưới chặt hơn, ổn định hơn. Tuy nhiên việc tăng chiều sâu chôn móng phải cân nhắc giữa 2 yếu tố kinh tế và kỹ thuật.

Cách 2: Xử lý móng nhà cấp 4 trên nền đất yếu bằng cách thay đổi hình dạng và kích thước móng

Xây nhà cấp 4 trên nền đất yếu, bạn có thể thay đổi kích thước và hình dáng móng sẽ có tác dụng thay đổi trực tiếp áp lực tác dụng lên mặt nền, và do đó cũng cải thiện được điều kiện chịu tải cũng như điều kiện biến dạng của nền.

Khi tăng diện tích đáy móng thường làm giảm được áp lực tác dụng lên mặt nền và làm giảm độ lún của công trình. Tuy nhiên đất có tính nén lún tăng dần theo chiều sâu thì biện pháp này không hoàn toàn phù hợp.

Cách 3: Xử lý móng nhà trên nền đất yếu bằng cách thay đổi loại móng và độ cứng của móng

Thay đổi loại móng và độ cứng của móng cho phù hợp với điều kiện địa chất công trình: Có thể thay móng đơn bằng móng băng, móng băng giao thoa, móng bè hoặc móng hộp; trường hợp sử dụng móng băng mà biến dạng vẫn lớn thì cần tăng thêm khả năng chịu lực cho móng.

Độ cứng của móng bản, móng băng càng lớn thì biến dạng bé và độ lún sẽ bé. Có thể sử dụng biện pháp tăng chiều dày móng, tăng cốt thép dọc chịu lực, tăng độ cứng kết cấu bên trên, bố trí các sườn tăng cường khi móng bản có kích thước lớn.



Đối với các thiết kế nhà cấp 4 trên nền đất yếu, khi thay đổi loại móng và độ cứng của móng, chủ đầu tư cần hỏi ý kiến kỹ sư để đảm bảo việc thay đổi không làm ảnh hưởng đến toàn bộ kết cấu công trình.

Cách 4: Làm móng nhà cấp 4 trên nền đất yếu bằng cách thi công cọc tre và cọc tràm

Cọc tre và cọc tràm là giải pháp công nghệ mang tính truyền thống; để xử lý nền cho công trình có tải trọng nhỏ trên nền đất yếu. Cọc tràm và tre có chiều dài từ 3 – 6m được đóng; để gia cường nền đất với mực đích làm tăng khả năng chịu tải và giảm độ lún.

Theo kinh nghiệm, thường 25 cọc tre hoặc cọc tràm được đóng cho 1m2 . Tuy vậy nên dự tính sức chịu tải và độ lún của móng cọc tre hoặc cọc tràm; bằng các phương pháp tính toán theo thông lệ. Việc sử dụng cọc tràm trong điều kiện đất nền và tải trọng không hợp lý đòi hỏi phải chống lún bằng cọc tiết diện nhỏ.

Chú ý: Đóng cọc cần được đóng chìm sâu dưới mực nước ngầm thì mới có hiệu quả; nếu đóng trên mực nước ngầm thì cọc sẽ bị mục và không còn tác dụng nữa.

Cách 5: Làm móng nhà cấp 4 trên nền đất yếu: Sử dụng loại móng cọc

Một trong những cách “an toàn” khi thi công móng nhà trên nền đất yếu; là sử dụng kiểu móng cọc cho ngôi nhà. Móng cọc được sử dụng ngày càng phổ biến hơn; là phương án đầu tiên được nghĩ đến khi gặp dạng địa chất này.
Móng cọc là loại móng được đặt trên các đầu cọc tạo thành các nhóm cọc; liên kết với đài và giằng móng tạo thành khối móng vững chắc.
Móng cọc được dùng với trường hợp nhà có địa hình phức tạp; nền đất yếu như ao hồ, đất mượn, đất vượt….

Lựa chọn số lượng cọc?

Thường khi thiết kế nhà dân sẽ không có kết quả khảo sát địa chất; nên việc tính toán chọn sơ bộ số lượng cọc cho chính xác; và không lãng phí là điều rất quan trọng; nó ảnh hưởng trực tiếp đến yếu tố kinh tế kỹ thuật của chủ đầu tư.

Số lượng cọc trên một đài phụ thuộc vào tải trọng truyền vào đầu cột; độ sâu chôn móng, tuy nhiên độ sâu chôn móng; không ảnh hưởng quá lớn đến việc quyết định số lượng cọc; nên việc tính toán số lượng cọc được giả định như sau:

Tải trọng tường, tải trọng sàn; tải trọng động do quá trình sử dụng tổng cộng bằng 1,2-1,5 tấn/m2 x diện chịu tải của cột x hệ số moment 1.2x số tầng

Ví dụ: tính số cọc 200×200 có sức chịu tải 20t/đầu cọc; cho cột có diện chịu tải 20m2(5*4) => số cọc = 1.2*20*1.2*1=28.8 tấn/20 = 1.44 cọc => chọn 3 cọc ;trong trường hợp này để đảm bảo móng làm việc đồng thời theo 2 phương.

Lựa chọn máy ép cọc trong thi công móng nhà ?

Sức chịu tải của cọc 200×200 = 20T nghĩa là đầu cọc đơn chịu được tải trọng tĩnh là 20T; tải trọng động là tải trọng dồn lên đầu cọc trong quá trình thi công; tải trọng động thường = 2-3 lần tải trọng tĩnh; đó cũng chính là tải trọng ép lên đầu cọc. Do đó tải trọng động ép lên đầu cọc 200*200 là 20*2-20*3T = 40-60T.



Khi chọn máy ép cọc; thì lực ép phải lớn hơn 15% tải trọng động => máy ép cọc phải >=75T.

Khi ép cọc sẽ có một bảng quy đổi từ đồng hồ ép ra tấn thực tế ép được; chỉ cần xem chỉ số trên đồng hồ là có thể tự giám sát được công trình của bạn.

Kích thước đài?

Đối với đài 4 cọc, ta dùng kích thước 1000x1000x700 và đặt đặt thép ф12a150. Thép chờ đầu cọc được liên kết với thép đài và thép dầm móng tạo thành một khối.

Dầm móng kích thước 300×600, đặt thép 3ф20 trên, dưới và ф8a150 đối với thép đai.

Chú ý: Tuy nhiên, đối với nhà cấp 4; trường hợp sử dụng móng cọc là khá ít do chi phí ép cọc khá cao; cũng như nền kết cấu không cần

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

User Login

Lost your password?
Cart 0
0985208275
Liên hệ