LỆNH AUTOCAD NÂNG CAO

1. Đánh số thứ tự bằng lệnh autocad Tcount

Nhiều khi chúng ta cần phải sửa từng text một để điền các số theo thứ tự tăng dần. Chẳng hạn phải điền chuỗi D1, D2, D3, D4,…D1000 theo thứ tự tăng dần của trục Y. nếu sửa bằng tay thì rất lâu. Lệnh autocad Tcount của Express Tool cho phép chúng ta làm điều này.

Command: tcount

Chương trình sẽ cho bạn chọn đối tượng

Select objects: Specify opposite corner: 5 foundSelect objects:

Chương trình hỏi bạn sắp xếp các đối tượng theo chiều tăng trục x, trục y hay theo thứ tự lúc bạn chọn các đối tượng

Sort selected objects by [X/Y/Select-order] :

Chương trình hỏi bạn số đầu tiên mà bạn đánh, số gia mà bạn cho vào. Ví dụ 2,-1 sẽ đánh các số: 2, 1, 0, -1, -2, …

Specify starting number and increment (Start,increment) <2,-1>:

Chương trình hỏi bạn cách đánh số vào text: Overwrite – ghi đè luôn vào text, Prefix – viết thêm vào phía trước, Suffix – viết thêm vào phía sau,



Find&replace – Thay những cụm từ được chỉ định bằng các text số này.

Placement of numbers in text [Overwrite/Prefix/Suffix/Find&replace..] < Find&replace>:

Nếu bạn chọn Find&replace, máy hỏi thêm cụ từ mà bạn muốn chỉ định.

Enter search string :

Và cuối cùng chương trình thông báo có bao nhiêu đối tượng text đã được sửa

5 objects modified.

2. Để vẽ đường phân giác của 1 góc, bạn làm gì?

Đơn giản, bạn dùng lệnh XLine, sau đó dùng tham số B (Bisect), pick vào tâm rồi pick vào 2 điểm thuộc 2 cạnh của góc.

Bạn sẽ vẽ nên một đường thẳng XLine là phân giác của góc vừa rồi.



3. Chỉ số trên và chỉ số dưới

Muốn đánh Text trong Autocad mà có mũ trên hoặc dưới thì dùng lệnh gì?

Ví dụ H2SO4

Lệnh MTEXT.

Bạn muốn dùng để viết chữ trên đầu, bạn cho ký tự mũ (^) vào cuối.

Bạn muốn dùng để viết chữ dưới chân, bạn cho ký tự mũ (^) vào đầu đoạn.

Sau đó tô xanh đoạn mà bạn muốn viết kèm cả ký tự mũ, rồi nhấn vào phím a/b trên thanh công cụ mtext.

4. Mẹo tạo block

Nếu bạn muốn tạo một anonymous block (là block không có tên) trong bản vẽ bạn chỉ cần copy các đối tượng mà bạn muốn tạo block bằng cách dùng tổ hợp phím Ctr+C, sau đó dùng lệnh PasteBlock.

Với block tạo bằng phương pháp này, bạn không cần phải quản lý block (thật ra là không quản lý được). Khi bạn xóa đối tượng này, ACAD tự động Purge các anonymous block ra khỏi block table sau mỗi lần mở file.

5. Ký hiệu đặc biệt trong AutoCAD

Trong ACAD, bạn có thể sử dụng ký tự %% trước một ký tự hoặc một số để có được mã một ký tự đặc biệt. Cụ thể:



  • %%xxx là ký tự có mã là xxx. ví dụ %%64 là chữ @.
  • %%o là gạch đầu
  • %%u là gạch chân
  • %%d là ký tự độ (º)
  • %%p là ký hiệu cộng trừ (±)
  • %%c là ký hiệu phi (đường kính ống)
  • %%% là %

Lệnh autocad Find:

a. Công dụng: Tìm và thay đổi nhanh các đối tượng được lựa chọn… Cái này mình hay dùng để sửa khung tên .

b. Command: Trên Command Line đánh lệnh FIND => Acad sẽ cho ta hộp thoại Find and Replace như sau:

Trên hộp thoại ta chọn Select Objects (Ô vuông có hình con chuột bên phải hộp thoại) => Ta lực chọn toàn bộ “vùng” đối tượng cần quản lý => Sau đó nhấn chuột phải hoặc dấu “cách” để trở lại hộp thoại Find and Replace…

=> Trên Find and Replace ta đánh từ khóa mà muốn tìm kiếm hoạc thay đổi (Ví dụ như từ VTB chẳng hạn) ở ô Find text string => Tiếp đó tôi đánh từ khóa mà mình muốn đổi (Đổi ở đây là đổi từ khóa VTB bằng một từ khác…) ở ô bên dưới Replace with…(ở đây mình dùng từ BKMetalx để thay thế từ BK chẳng hạn ^^).

Khi đã thực hiện xong các bước trên, bạn có một số lựa chọn ở bên dưới… Nếu muốn thay đổi tất cả từ khóa trong bản vẽ mà mình lựa chọn lên sẽ chọn Replace All, còn các bạn không muốn thay đổi hết, mà chỉ muốn thay một vài từ BK trong đó thì có thể bấm Find rồi Replace từng từ mà bạn muốn… Vậy là bạn sẽ thay đổi được tất cả các từ VTB thành BKMetalx trong vô vàn từ khóa chỉ trong vòng 1 phút..

Lệnh autocad Quick Select:

a. Công dụng: Tìm nhanh và lựa chọn những đối tượng mà bạn muốn (Lệnh này rất nhiều công dụng khó liệt kê hết được, nói chung anh em thử cái sẽ biết ngay … Theo cá nhân BKMetalx mà nói thì đây là một lệnh cực kì hay đấy ).

b. Command : Trên toolbar => Tools => Quick Select (hoạc nhấn Alt => T => K) > xuất hiện hộp thoại Quick Select như sau:

  • Cũng như lệnh Find trước tiên là “lựa chọn vùng đối tượng” mà ta cần tìm, bằng cách bấm vào “phím vuông nhỏ” bên phải > lựa chọn vùng miền cần tìm đối tượng > nhấn chuột phải để quay lại hộp thoạt Quick Select
  • Tiếp đến, tại ô Object type ta chọn kiểu đối tượng mà cần tìm (ở đây mình chọn đối tượng là Multiple; các bạn cũng có thể tìm với Mtext ; Line ….
  • Tại ô Properties bạn chọn một trong những lựa chọn đưa ra (ví dụ: chọn mầu đối tượng cần tìm, chọn layer cần tìm, chọn chiều dày…v..v)

Mình chọn Color > để chọn tất cả các đối tượng có Color (mầu sắc) mà mình muốn chọn…

  • Giữ nguyên lựa chọn =Equals
  • Tại ô Value > bạn có thể chọn mầu sắc cho đối tượng cần tìm
  • Bấm OK vậy là ta đã chọn nhanh các đối tượng mà mình muốn(các giá trị khác giữ nguyên, các bạn có thể tìm hiểu thêm những cái đó)
  • sau khi đã lựa chọn tất cả các đối tượng có mầu sắc như vậy bạn sẽ làm gì?… Bấm CTRL + 1 => để vào Properties => tha hồ chỉnh sửa đối tượng theo ý bạn nhé ….

Một số công dụng của lệnh autocad Quick Select:

Bạn có thể dung Quick Select để thay đổi một layer mà bạn muốn trong muôn vàn layer trong bản vẽ => rất nhanh phải không?

Bạn có thể đổi tất cả mầu sắc một đối tượng trong rất nhiều mầu sắc => rất tiện phải không?

Bạn có thể tìm tất cả các Mtext có đọ cao Heigh = 100 để đổi thành 200 => rất thú vị phải không?

Dấu nháy đơn ” ‘ “

Dấu nháy đơn ” ‘ ” được dùng kèm với các lệnh khác để tạo hiệu quả cao trong khi vẽ. Một số ví dụ cụ thể như sau:

1. Dùng dấu nháy đơn kết hợp với lệnh Cal (máy tính).

Ứng dụng: Khi bạn đang muốn Offset một đối tượng đi một khoảng cách mà cần phải tính toán bạn làm như sau. Tại dòng Command gõ O => ‘Cal => Expression: gõ công thức ví dụ 2200/3 chẳng hạn; chọn đối tượng cần offset và hướng offset. Kết thúc lệnh đối tượng sẽ được Offset đúng 1 khoảng bằng 2200/3.

2. Dùng dấu nháy đơn kết hợp với lệnh Pan:

Khi bạn đang thực hiện một lệnh bất kỳ bạn muốn kích hoạt lệnh pan mà không làm mất lệnh hiện thời bạn gõ ” ‘Pan ” sẽ hiện ra bàn tay, bạn có thể dịch chuyển màn hình tới điểm cần vẽ rồi gõ Enter kết thúc lệnh Pan và thực hiện tiếp lệnh hiện thời => Rất thú vị cho những bản vẽ lớn nhé .

Lệnh Filter.

Đây là một lệnh rất hay, nó bổ trợ rất nhiều cho chúng ta trong quá trình chỉnh sửa bản vẽ. Nó giúp chúng ta lọc các đối tượng cần chọn một cách nhanh nhất.

Ứng dụng: Đây là một lệnh dùng bổ trợ cho các lệnh khác. Ví dụ bạn muốn xóa tất cả các đường kích thước chẳng hạn, quy trình làm như sau:

Command: Gõ E

Select Objects: Gõ ‘fi

Trên màn hình hiển thị màn hình Objects selection

Trong mục Select filter bạn ấn vào nút tam giác và chọn Layer (Vì tất cả nét kích thước được vẽ bằng lớp Kich thuoc).

Sau khi chọn layer bạn nhấn trái chuột vào nút Select, hiển thị lên tên tất cả các lớp đã được khai báo trong bản vẽ. Bạn kéo con trỏ xuống và ấn trái chuột vào Kich thuoc, rồi nhấn Ok.

Quay lai cửa sổ Objects selection, bạn ấn trái chuột vào nút Add to list, sẽ thấy dòng “ Layer = Kich thước ở phía trên (Kết thúc việc chọn đối tượng để lọc).

Tiếp theo đến quá trình lọc đối tượng: Bạn ấn trái chuột vào nút Apply ở góc dưới bên phải nó hiện ra một ô vuông còn dưới dòng lệnh hiển thị câu nhắc “>>Select Objects = Chọn đối tượng” Các bạn cần chọn vùng lọc đối tượng. Như hình dưới vùng chọn chính là hình chữ nhật màu trắng. Khi đó tất cả đối tượng có được vẽ bằng lớp Kich thuoc sẽ được chọn.

Dưới dòng lệnh vẫn hiển thị Select Objects: Bạn ấn Enter 2 lần liên tiếp thực hiện lệnh xóa tất cả các đối tượng lớp Kich thuoc.

Lệnh au tocad PURGE

Command : PU

Công dụng : dùng để lọc bỏ nhưng layer, style không dùng đến làm nhẹ bản vẽ đi rất nhiều , có khi là 1/2 dung lượng bản vẽ, rất tiện để sao chép qua ổ đĩa ( nhẹ hơn thì chép sẽ nhanh hơn ), tăng tốc độ đọc cho máy.

Lệnh Fillet với R = 0.

Command: F

Công dụng: Nối nhanh 2 đường thẳng vuông góc (chưa cắt nhau) và cắt bỏ đi các phần thừa

Thường trong CAD có hỗ trợ tính toán một số phép tính cơ bản như + – * / bằng cấu trúc lệnh hết sức đơn giản như

Command : (+ 100 100) –> kết quả xuất ra trên dòng command : 200

Lệnh autocad wipout :

Click vào biểu tượng lệnh wipout như hình dưới

Lệnh wipout

Click các điểm liên tục để tạo vùng kín bao quanh đối tượng cần che.

Gõ dấu cách để kết thúc lệnh

Vùng kín vừa tạo sẽ che đi đối tượng mà nó bao quanh

Để hiện đối tượng trong vùng kín mà wipout vừa che mất, bạn quét chuột chọn đối tượng rồi click chọn thẻ:

  • Với cad 2010: Modify/Bring to Front.
  • Với cad 2007: Tool/Draw order/Bring to Front.
  • Với cad 2015: Modify/Bring to Front/Bring to Front
Lệnh wipout

Muốn không nhìn thấy nét vẽ vùng kín thì bạn làm tiếp như sau:

Tại dòng nhắc:

  • Wipout Specify first point or [Frames/Polyline]: Chọn Frames
  • Wipout enter mode [On/Off/Display but not plot]:
    • Nếu chọn On: Thì các đường bao sẽ được nhìn thấy; và khi in bản vẽ chúng sẽ được in ra.
    • Nếu chọn Of: Thì các đường bao sẽ được ẩn đi
    • Nếu chọn Display but not plot: Thì đường ranh giới sẽ thấy trên bản vẽ nhưng không cho phép in.

Chú ý: Khi chọn một trong ba lựa chọn trên ta lại ấn lại lệnh autocad Wipout; để lệnh chấp nhận hiệu lực mới.

Tham gia thảo luận

Compare listings

So sánh
0985208275
Contact