Tính toán các phần tử của nét vẽ
Loại nét vẽ số 2 (nét đứt)
Công thức tính nét vẽ:
- Chiều dài nét: l1 = ln
- Số phân đoạn trong một nét: n = ( l1 – 12d ) / 15d (Quy tròn)
- Chiều dài của các nét gạch: l2 = ( l1 – 3dn ) / ( n +1 )
- Chiều dài tối thiểu của nét này: l1 min = l0 min = 27d
(2 nét gạch 12 d, một khoảng hở 3d).
Nếu phải vẽ các nét đứt có chiều dài nhỏ hơn l1 = 27d, thì phải dùng tỷ lệ lớn hơn theo ISO 5455 (Nghĩa là các phần tử này được vẽ với tỷ lệ lớn hơn).
Các nét đứt có thể được vẽ với độ dài nét gạch (l1 = 12d). Trong trường hợp này một trong các nét gạch đầu hoặc cuối có thể ngắn hơn hoặc dài hơn 12d.
Ví dụ: l1 = 125 d = 0,35
n = (125 – 4,2 )/5,25 = 23,01 = 23 (Quy tròn)
l2 = ( 125 – 24,15 ) /24 = 4,202
Kết quả: Nét đứt, chiều dài 125 mm, chiều rộng nét 0,35 mm, gồm 23 phân đoạn, 5,252 mm (4,202 m + 1,050 mm) và một nét gạch có chiều dài 4,202 mm.
Loại nét vẽ số 04 (Nét gạch dài – chấm)
Các công thức
- Chiều dài nét: l1 = l0 + 24d (Nét này kéo dài vượt quá các đường bao quanh ở cả 2 phía)
- Số các phân đoạn trong một nét: n = ( l1 – 24d )/30,05d (Quy tròn)
- Chiều dài của phần tử – gạch dài: l3 = ( l1 – 6,5dn )/ ( n + 1 )
- Chiều dài tối thiểu của nét này: l1 min = 54,5d Nếu chiều dài nét l1 < 54,5d thì phải vẽ bằng nét liền mảnh.
Để phù hợp với các yêu cầu của TCVN 8-20:2002, Điều 5, chiều dài của phần tử – gạch dài – trong nét này có thể tăng lên hoặc giảm đi.
Ví dụ:
lo = 125 , d = 0,25
l1 = 125 + 6 = 131
n = (131 – 6 )/7,625 = 16,393 = 16
l1 = (131 – 26,00 )/17 = 6,176
Trình bày kết quả: Nét “gạch dài – chấm”, chiều dài 131 mm, chiều rộng nét 0,25 mm, gồm 16 phân đoạn, mỗi phân đoạn 7,801 mm (6,176 mm + 0,750 mm + 0,125 mm) và 1 phần tử “gạch dài” 6,176 mm
Loại gạch nét số 05 (Nét gạch dài – hai chấm)
Các công thức:
- Chiều dài nét l1 = l1 – x
- Số các phân đoạn trong một nét: n = ( l1 – 24dn )/34dn (quy tròn)
- Chiều dài của phần tử “gạch dài”: l3 = ( l1 – 10dn )/( n + 1 )
- Chiều dài tối thiểu của nét này: l1 min = 58d
Các nét có chiều dài l1 < 58d phải vẽ theo tỷ lệ lớn hơn, để phù hợp với TCVN 7286:2006. Cho phép vẽ tiếp phần tử “gạch dài” ở những chỗ chuyển hướng.
Để phù hợp với yêu cầu của TCVN 8-20:2002, điều 5, chiều dài của phần thử “gạch dài” trong nét này có thể tăng lên hoặc giảm đi.
l0 = 128 ; d = 0,35 ; x/2 = 1,5
l1 = 128 – 3 = 125
n = (125 – 8,4 )/ 11.9 = 97,98 = 10
l3 = ( 125 – 35,00 )/11 = 81,82
Loại nét số 07 (Nét chấm – chấm)
Các công thức:
- Chiều dài nét l1 = l0
- Số các phân đoạn trong 1 nét: n = ( l1 – 0,5d )/3,5d (quy tròn)
- Chiều dài của phần tử “chấm”: l4 = ( l1 – 3dn )/( n + 1 )
- Chiều dài tối thiểu của nét này: l1 min = 7,5 d
Ví dụ:
l1 = 125 ; d = 0,5
n = (125 – 0,25)/ 1,75 = 71,286 = 71
l4 = ( 125 – 106,5 )/72 = 0,257
Loại nét số 08 (Nét gạch dài – gạch ngắn)
Các điều kiện đối với loại nét này cũng giống như đối với loại nét số 04, nhưng các công thức được chỉnh sửa một chút, như sau:
- Chiều dài nét l1 = l0
- Số các phân đoạn trong 1 nét: n = ( l1 – 24d )/32d (Quy tròn)
- Chiều dài của phần tử “gạch dài”: l3 = ( l1 – 12dn )/( n + 1 ) Chiều dài của phần tử “gạch ngắn”: 6d (Xem bảng 3 – TCVN 8-20:2002)
- Chiều dài tối thiểu của nét này:l1 min = 60 d
Ví dụ:
l1 = 125 ; d = 0,5
n = (125 – 12)/ 16 = 7,063 = 7
l3 = ( 125 – 42 )/8 = 10,375
Loại nét số 09 (Nét gạch dài – hai gạch ngắn)
Các điều kiện đối với loại nét này cũng tương tự như các loại nét số 05 và các công thức được chỉnh sửa một chút, như sau:
- Chiều dài nét l1 = l0
- Số phân đoạn trong 1 nét: n = ( l1 – 24d )/45d (Quy tròn)
- Chiều dài của phần tử “gạch dài”: l3 = ( l1 – 24dn )/( n + 1 ) Chiều dài của phần tử “gạch ngắn” :6d (xem bảng 3 trong TCVN 8-20:2002)
- Chiều dài tối thiểu của nét này:l1 min = 69 d
Ví dụ:
l1 = 125 ; d = 0,5
n = (125 – 6)/ 11,25 = 10,578 = 11
l3 = ( 125 – 57,75 )/12 = 5,604
Các ví dụ về phối hợp các loại nét
Hai loại nét chồng lên nhau
Các công thức:
- Chiều dài nét: l1 = l1 + l6
- Số phân đoạn trong 1 nét n = l1 /30d2 (quy tròn)
- Chiều dài của phân đoạn “gạch”:l4 = ( l1 – 18d2n )/n
Ví dụ:
l1 = 125 ; d1 = 0,25 ; d2 = 0,5
n = 125 / 15 = 8,333 = 8
l2 = ( 125 – 72 )/8 = 6,625
Trình bày kết quả: Nét này bao gồm hai nét liền nhau: Nét liền (chiều dài 125 mm, chiều rộng nét bằng 0,5 mm, chứa 8 phần tử “gạch”, mỗi phần tử dài 6,625 mm, cách nhau 9 mm, 18 d2 Bảng 3 trong TCVN 8-20:2002, các chỗ cuối của nó lùi vào 4,5 mm (9d2).
Nét zích zắc
Các công thức:
- Chiều dài nét: l1 = l0 + 10d
- Số lượng zích zắc trong 1 nét: n = ( l1 /80) + 1
- Chiều dài của phần tử “gạch” nằm giữa các zích zắc: l2= ( l1 /n ) -7,5d
- Chiều dài của phần tử “gạch” ở đầu và cuối của nét:
- Nếu có 2 zích zắc trở lên:l3= l1 /2
- Nếu chỉ có 1 zích zắc: l3= ( l1 – 7,5d )/2
- Nếu l0 <= 10d thì zích zắc được bố trí như trong hình 14.
Ví dụ:
l0 = 125 ; d = 0,25 ;
l1 = 125 + 2,5 = 127,5
n = (127,5 / 80) + 1 = 2,594 = 3
l2 = (127,5 /3) – (7,5 x 0,25 ) = 40,625
l3 = 40,625 /2 = 20,313
Trình bày kết quả: Nét zích zắc, chiều dài nét bằng 127,5 mm, chiều rộng nét bằng 0,25 mm, có 3 zích zắc, khoảng cách giữa các zích zắc bằng 40,625 mm. Chiều dài phần tử “gạch” tại đầu và cuối của nét bằng 20,313 mm.
Nét vẽ – “Đường sắt”
Các công thức:
- Chiều dài nét: l1 = l0
- Số các phân đoạn trong 1 nét n = ( l1 -12d) / 30d
- Chiều dài của phân tử: l2= ( l1 – 18dn )/(n+1)
- Chiều dài tối thiểu của nét này: l1min = 42d
Ví dụ:
l1 = 125 ; d =0,35
n = (125 – 4,2) / 10,5 = 11,505 = 12
l1 = (125 – 75,60) / (12 + 1 ) = 3,800
Trình bày kết quả: Nét vẽ “đường sắt”. Chiều dài nét bằng 125 mm, chiều rộng nét bằng 1,4 mm (4 x 0,35 mm), gồm 12 phân đoạn dài 10,1 mm (3,800 mm ± 6,300 mm) và một phần tử “gạch” chiều dài bằng 3,800 mm.