DMCA.com Protection Status
preloader

NGUYÊN TẮC THỂ HIỆN CÁC TIẾT DIỆN TRONG BẢN VẼ KỸ THUẬT

Đường gạch chéo của tiết diện trên bản vẽ kỹ thuật

Đường gạch chéo nói chung được dùng để chỉ các vùng của tiết diện trên bản vẽ kỹ thuật. Cần phải làm phù hợp đối với phương pháp sao chép sẽ được dùng.

Hình thức đơn giản nhất của đường gạch chéo thường là đủ phù hợp với mục đích, và có thể dùng nét liền mảnh (kiểu B) ở một góc thích hợp, hay lấy góc 45°, đối với đường biên chính hoặc đường đối xứng của tiết diện (xem hình 15, 16 và 17).

Các vùng tách biệt của tiết diện cùng một bộ phận sẽ được gạch chéo giống nhau. Đường gạch chéo của các bộ phận kề bên sẽ được thực hiện theo hướng hoặc khoảng cách khác nhau (xem hình 18 và 19).

Khoảng cách giữa các đường gạch chéo sẽ được chọn theo tỉ lệ với kích thước diện tích gạch chéo, với điều kiện là yêu cầu đối với khoảng cách tối thiểu được duy trì (xem hình 3.3).

Nguyên-tắc-thể-hiện-các-tiết-diện-trong-bản-vẽ-kỹ-thuật.jpg
Trong trường hợp diện tích rộng, đường gạch chéo có thể được giới hạn tới vùng đi theo đường viền của diện tích gạch chéo (xem hình 19).

Khi các tiết diện của cùng một bộ phận theo các mặt phẳng song song được thể hiện liền nhau thì đường gạch chéo sẽ giống như nhau nhưng có thể được dịch chuyển dọc đường phân chia giữa tiết diện nếu thấy cần làm rõ ràng hơn (xem hình 20).

Đường gạch chéo bị đứt quãng nếu như nó không thể đặt con số, chữ viết bên ngoài diện tích gạch chéo (xem hình 21).

Nguyên-tắc-thể-hiện-các-tiết-diện-trong-bản-vẽ-kỹ-thuật-1.jpg

Đường gạch chéo để chỉ loại vật liệu

Đường gạch chéo có thể được dùng để chỉ loại vật liệu ở tiết diện.

Nếu các loại đường gạch chéo khác nhau được dùng để chỉ các vật liệu khác nhau thì ý nghĩa của các đường gạch chéo này sẽ được định nghĩa rõ trên bản vẽ, hoặc bằng việc trích dẫn các tiêu chuẩn thích hợp.

Tiết diện mỏng

Tiết diện mỏng có thể được bôi đen hoàn toàn (xem hình 22); khoảng cách không nhỏ hơn 0,7mm phải được giữ nguyên giữa các tiết diện kề bên của kiểu này (xem hình 23).





Nguyên-tắc-thể-hiện-các-tiết-diện-trong-bản-vẽ-kỹ-thuật-2.jpg

Chú thích trên tiết diện

Nguyên tắc chung đối với việc bố trí các mặt nhìn (xem hình 22) đều được áp dụng khi vẽ tiết diện.

Khi vị trí của mặt cắt đơn rõ ràng, không cần có sự chỉ dẫn vị trí hoặc nhận dạng nó (xem hình 24 và 35).



Những nơi vị trí không rõ ràng hoặc cần phân biệt giữa các mặt cắt (xem hình 25 đến hình 29) thì vị trí (các) mặt cắt sẽ được chi ra bằng nét gạch chấm mảnh đậm lên ở các đầu và chỗ thay đổi hướng (kiểu H). Mặt cắt sẽ được nhận biết bằng các kí hiệu, thí dụ là chữ cái in hoa và hướng nhìn sẽ được chỉ bằng mũi tên. Tiết diện sẽ được thể hiện bằng kí hiệu tương ứng (xem hình 25 đến 29).

Kí hiệu trên tiết diện đã dẫn phải được đặt trên ngay bên dưới; hoặc bên trên tiết diện tương ứng, nhưng trong cùng một bản vẽ; những kí hiệu này phải được bố trí theo cùng một kiểu. Không cần có chỉ dẫn nào khác.

Trong một số trường hợp, phần nằm ở phía bên kia mặt phẳng cắt không cần vẽ đầy đủ.

Về nguyên tắc, sườn, chốt, trục, nan hoa của bánh xe; và những bộ phận tương tự không cắt theo tiết diện dọc; và vì thế sẽ không gạch chéo (xem hình 28 và 29).

Mặt phẳng cắt (ví dụ).

Tiết diện ở một mặt phẳng (xem hình 24 và 25).

Nguyên-tắc-thể-hiện-các-tiết-diện-trong-bản-vẽ-kỹ-thuật-3.jpg

Tiết diện ở hai mặt phẳng song song (xem hình 26).

Tiết diện ở ba mặt phẳng liên tiếp (xem hình 27).

Nguyên-tắc-thể-hiện-các-tiết-diện-trong-bản-vẽ-kỹ-thuật-4.jpg

Tiết diện ở hai mặt phẳng giao nhau, một mặt phẳng được thể hiện quay lật cho trùng với mặt phẳng chiếu (xem hình 28).

Trong trường hợp các bộ phận tròn xoay chứa các chi tiết đặt cách đều; yêu cầu được trình bày ở tiết diện, nhưng không nằm trong mặt cắt thì các chi tiết này; có thể được thể hiện bằng việc quay chúng cho trùng với mặt cắt (xem hình 29); miễn là không bị hiểu sai; nhưng cũng nên có một vài chỉ dẫn về việc làm như vậy.

Nguyên-tắc-thể-hiện-các-tiết-diện-trong-bản-vẽ-kỹ-thuật-5.jpg

Tiết diện quay trong mặt nhìn tương ứng hoặc tiết diện di chuyển

Tiết diện ngang có thể quay trong mặt nhìn tương ứng hoặc có thể di chuyển

Khi quay trong mặt nhìn tương ứng, đường biên của tiết diện; sẽ được vẽ bằng nét liền mảnh (kiểu B); và không cần có sự chỉ dẫn nào nữa (xem hình 30).

Nguyên-tắc-thể-hiện-các-tiết-diện-trong-bản-vẽ-kỹ-thuật-6.jpg

Khi dịch chuyển, đường biên của tiết diện sẽ được vẽ bằng nét liền đậm (kiểu A). Tiết diện dịch chuyển có thể được đặt:

  • Hoặc gần và được nối với mặt nhìn bằng nét gạch chấm mảnh (kiểu G) (xem hình 31a);
  • Hoặc ở vị trí khác và được đánh dấu một cách quy ước; như trong 4.4 bằng kí hiệu (xem hình 31b).
Nguyên-tắc-thể-hiện-các-tiết-diện-trong-bản-vẽ-kỹ-thuật-7.jpg

Tiết diện một nửa

Các bộ phận đối xứng có thể được vẽ một nửa là mặt nhìn đủ; và một nửa là tiết diện (xem hình 32).

Nguyên-tắc-thể-hiện-các-tiết-diện-trong-bản-vẽ-kỹ-thuật-9.jpg

Tiết diện cục bộ

Tiết diện cục bộ có thể được vẽ nếu tiết diện toàn bộ hoặc tiết diện một nửa là không thuận tiện.

Việc ngắt cục bộ có thể được trình bày hoặc bằng nét vẽ buông liền mảnh (kiểu C) (xem hình 33); hoặc bằng nét thẳng liền mảnh có hình chữ chi (kiểu D) (xem hình 9).

Nguyên-tắc-thể-hiện-các-tiết-diện-trong-bản-vẽ-kỹ-thuật-10.jpg

Bố trí tiết diện kế tiếp

Các tiết diện kế tiếp có thể được bố trí bằng cách tương tự; ví dụ đã trình bày ở hình 34, 35 và 36 là thuận tiện để lập và hiểu bản vẽ.

Nguyên-tắc-thể-hiện-các-tiết-diện-trong-bản-vẽ-kỹ-thuật-11.jpg
Nguyên-tắc-thể-hiện-các-tiết-diện-trong-bản-vẽ-kỹ-thuật-12.jpg

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

User Login

Lost your password?
Cart 0
0985208275
Liên hệ