CẤU TẠO VÀ TÁC DỤNG CỦA TƯỜNG THU HỒI TRONG XÂY DỰNG

Tường thu hồi là bộ phận thuộc kết cấu chịu lực của mái nhà, đóng vai trò quan trọng giúp ngôi nhà được bền vững. Là người chịu trách nhiệm cho công trình hay nhà ở bạn đều cần nắm rõ những thông tin về bức tường này. Bài viết sau, chúng tôi sẽ giới thiệu tường thu hồi cũng như cấu tạo & tác dụng của nó trong xây dựng. Mời bạn đón đọc.

1. Tường thu hồi là gì?

Trong lĩnh vực xây dựng, tường thu hồi (TTH) là bộ phận thuộc kết cấu chịu lực của mái nhà.

Khi thi công nhà ở, TTH sẽ được xây theo độ dốc của mái nhà với tường thu đầu biên là 220mm, xây tường thu giữa biên là 105mm.

Cấu tạo và tác dụng của tường thu hồi trong xây dựng
Chi tiết tường thu hồi

2. Công dụng của tường thu hồi

Trong xây dựng TTH đóng vai trò quan trọng vì nó thuộc kết cấu chịu lực, giúp chống đỡ hệ thống kết cấu chịu lực của mái nhà, có khả năng chịu lực dưới tác động của tải trọng động như sức gió, mưa, và bảo trì. Bên cạnh đó, TTH còn giúp phân bố trọng lực đều cho mái nhà đồng thời giữ hình dáng như trong bản vẽ thiết kế.

Cấu tạo và tác dụng của tường thu hồi trong xây dựng
Tường thu hồi còn giúp phân bố trọng lực đều cho mái nhà

3. Cấu tạo tường thu hồi

Trên thực tế, TTH được xây chủ yếu bằng gạch, đá và sẽ được xây theo độ dốc mái. Thường thì các mái nhà có độ dốc lớn thì thiết kế và thi công TTH cần phải đảm bảo được kết cấu của mái nhà. Để gia tăng khả năng chịu lực cho TTH thì khi xây kiến trúc sư cần phải bổ trụ, tùy thuộc vào chiều rộng của mái mà bổ trụ hợp lý, thường thì 2m bổ trụ TTH 1 lần.





Cấu tạo và tác dụng của tường thu hồi trong xây dựng
Tường thu hồi được xây chủ yếu bằng gạch, đá và sẽ được xây theo độ dốc mái
Trong trường hợp nhà cấp 4, TTH là loại tường 110mm; có bổ trụ đúng chỗ đặt xà gồ nên có thể làm cửa thông gió. Phương án này sẽ giúp tiết kiệm tối đa nguyên vật liệu, vừa đảm bảo độ thoáng mát.

Đối với các công trình thiết kế nhà ở, biệt thự, nếu đã đổ mái bằng ở dưới rồi; thì TTH được xây khá đơn giản và có thể xây bằng tường 10; để giúp khối lượng tường nhẹ đi và đỡ tốn kém chi phí khi xây dựng.

Xà gồ sử dụng trong trường hợp này thường được làm bằng gỗ hộp hoặc bê tông cốt thép. Nếu là xà gồ gỗ thì có chiều rộng khoảng 10-12cm và độ cao 15m 20cm; chiều dài thì không quá 4m. Xà gồ trên cùng được gọi là xà gồ nóc, còn ở dưới cùng; thì gọi là xà gồ mái đua. Khi mái đua vươn rộng tới 500mm thì vị trí của thanh xà gồ cuối; có thể đặt trực tiếp lên tường dọc ngoài. Lưu ý là xà gồ đặt cách nhau không được quá 3m; và phải được đặt vào các nút của vì kèo hoặc mặt dàn.



TTH ngăn phòng có thể dày 110mm, nhưng bên ngoài; thì chắc chắn phải có độ dày 200mm và được bao quanh với độ dốc 60%.

Theo kinh nghiệm để đảm bảo khả năng chịu lực tốt; TTH nên để thép chờ liên kết chặt chẽ với xà gồ; và khoảng cách giữa TTH không nên quá 4m; nếu lớn hơn thì nên sử dụng kết cấu vì kèo. Kết cấu chịu lực của TTH trong xây dựng có thể được làm bằng vật liệu; gỗ, thép hoặc vật liệu bê tông cốt thép tùy theo công trình xây dựng.

Tham gia thảo luận

Compare listings

So sánh
0985208275
Contact