DMCA.com Protection Status
preloader

CẤU TẠO SÀN BUBBLEDECK VÀ CÁC ƯU NHƯỢC ĐIỂM

Là một công nghệ thi công sàn bê tông cốt thép mang tính cách mạng trong xây dựng, Sàn bóng – Bubbledeck được làm từ những quả bóng bằng nhựa tái chế để thay thế phần bê tông không tham gia chịu lực ở thớ giữa của bản sàn, làm giảm đáng kể trọng lượng bản thân kết cấu và tăng khả năng vượt nhịp lên khoảng 50%. Trong bài viết sau, sẽ giới thiệu kỹ hơn về cấu tạo sàn BubbleDeck và các ưu, nhược điểm của loại sàn này.



Cấu tạo của sàn BubbleDeck

Sàn BubbleDeck có cấu tạo gồm:
  • Lưới thép trên
  • Quả bóng rỗng làm từ nhựa tái chế
  • Lưới thép dưới
Vật liệu sử dụng:
  • Cốt thép chịu lực: RB500W
  • Bê tông: Xi măng pooclăng tiêu chuẩn
  • Bóng nhựa: HSPE (nhựa tái chế, mật độ polyethylene/propylene cao)
Các bộ phận khác:
  • Cốt thép liên kết các tấm sàn.
  • Thanh kẹp, thanh góc và cốt thép chịu cắt
Cấu tạo sàn bubbledeck (sàn bóng) và các ưu nhược điểm
Cấu tạo sàn BubbleDeck

Ưu điểm của sàn BubbleDeck

  • Giúp giảm chi phí và thời gian thi công vì công tác lắp ghép ván khuôn, cốt thép rất đơn giản. Có thể thể tiết kiệm tới 35% lượng bê tông sàn so với sàn truyền thống, giảm thời gian lắp dựng mỗi sàn xuống 5 đến 7 ngày, giảm tải trọng bản thân tấm sàn cũng như tải trọng trên phần móng công trình, từ đó giảm kích thước hệ kết cấu cột, vách, móng.
  • Khả năng chịu được lực lớn, tính vượt nhịp cao dù khối lượng sàn nhẹ. Vì giảm 35% lượng bê tông trong tấm sàn nên khi có cùng khả năng chịu lực, một tấm sàn BubbleDeck tiết kiệm 35% lượng bê tông và 55% khối lượng thép so với một tấm sàn đặc. BubbleDeck có khả năng chịu lực cắt xấp xỉ 80% khả năng của sàn đặc có cùng chiều cao.
Cấu tạo sàn bubbledeck (sàn bóng) và các ưu nhược điểm
Sàn BubbleDeck có khả năng chịu được lực lớn, tính vượt nhịp cao
  • Do không cần làm dầm nên chiều cao thông thủy lớn
  • Do cấu trúc sàn rỗng nên khả năng cách âm cách nhiệt tốt
  • Sử dụng thép lưới hàn cường độ cao, do đó công nghiệp hóa trong gia công cốt thép
  • Có tính linh hoạt cao trong thiết kế, có khả năng áp dụng cho nhiều loại mặt bằng công trình từ nhà ở dân dụng, cho tới nhà xưởng, công nghiệp villa, khách sạn, cao ốc, trường học, cho đến bãi đậu xe đều đáp ứng tốt.
  • Giúp tiết kiệm khối lượng bê tông thi công: Chỉ cần dùng 2,3 kg nhựa tái chế thay thế cho 230 kg bê tông/m và rất thân thiện với môi trường khi giảm lượng phát thải năng lượng và khí CO2, góp phần tích cực vào công tác bảo vệ môi trường.
  • Giúp tiết kiệm được 20-25% chi phí giá thành.

Nhược điểm của sàn BubbleDeck

Đẩy nổi hoặc xô lệch bóng: Điều này xảy ra khi chất lượng cốp pha gỗ, số lượng ty neo không được kiểm soát kỹ lưỡng. Sàn bị đẩy nổi sẽ có độ dầy sàn tăng hơn so với thiết kế, lớp bảo vệ bê tông đỉnh quả bóng mỏng và ít nhiều ảnh hưởng đến sự làm việc của kết cấu.
Để khắc phục nhược điểm này: Chỉ cần kiểm soát kỹ chất lượng cốp pha gỗ, số lượng và quy cách của ty neo theo đúng TCCS 002:2011 và bản vẽ.



Rỗ đáy: Đây là hiện tượng thường gặp ở một vài công trình mới sử dụng BubbleDeck. Sau khi tháo ván khuôn sẽ có 1 vài vị trí nhìn thấy đáy quả bóng – gọi hiện tượng này là rỗ. Nguyên nhân là do trong quá trình đổ bê tông đã bỏ bước đầm hoặc đầm dối. Sàn bì rỗ dấy gây thẩm mỹ không tốt và ảnh hưởng chút ít đến chất lượng sàn.



Cấu tạo sàn bubbledeck (sàn bóng) và các ưu nhược điểm
Ở một vài công trình mới sử dụng BubbleDeck sẽ xuất hiện hiện tượng rỗ đáy
Để khắc phục nhược điểm này: Chọn độ sụt bê tông khoảng 16±2 là phù hợp; đầm đúng kỹ thuật và mật độ đầm theo TCCS 002:2011.

Nứt bê tông đáy sàn: do khả năng chịu uốn kém của bê tông. Các vết nứt trông thấy được thường gặp ;khi ứng suất uốn lớn hơn khả năng (cường độ) bền uốn của bê tông.

Để khắc phục nhược điểm này: Nếu là vết nứt do co ngót thì chỉ cần bơm keo epoxy; được chế tạo theo tiêu chuẩn ASTM C881 vào trong vết nứt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

User Login

Lost your password?
Cart 0
0985208275
Liên hệ