Là loại mái bê tông cốt thép toàn khối, được đổ dốc theo độ dốc của mái sau đó dán ngói lên trên nhờ có sự kết dính giữa ngói và mặt phẳng bê tông, mái bê tông sở hữu những ưu điểm như chống ồn, giữ cho khoảng áp mái sạch sẽ, không bị bụi bẩn trong không trung cũng như ăng cường độ bền vững cho mái khi gặp gió bão. Trong bài viết sau, sẽ phân tích cấu tạo của mái bê tông dán ngói và một số kinh nghiệm khi dán ngói đúng kỹ thuật. Mời bạn tham khảo.
1. Cấu tạo của mái bê tông dán ngói
Cấu tạo của mái bê tông dán ngói khá phức tạp, bao gồm 6 lớp:
- Trần bê tông: Để đảm bảo cho độ bền của mái cũng như giúp mái cho khả năng chịu lực tốt, phần trần cần dùng bê tông có mác 200. Trong một số trường hợp đặc biệt hoặc khách hàng yêu cầu riêng về mặt chịu lực của kết cấu mái mới dùng đến 300 bởi bê tông có mác càng cao càng dễ nứt vỡ dưới khí hậu nóng ẩm. Ngược lại, nếu kỹ thuật viên dùng mác bê tông dưới 200 thì dễ gây thấm, dột.
- Lớp vữa xi măng: Nhờ lớp này, mái có khả năng chống thấm giúp hạn chế tối đa khả năng thấm ẩm
- Gachmat chống nóng
- Lớp lưới gia cường
- Lớp xi măng chuyên dụng có chất kết kính
- Lớp ngói: Tùy thuộc vào chi phí của mỗi người và đặc tính mà lựa chọn ngói màu dạng sóng, có thể là các tấm ngói giả. Giá của ngói ;dán mái bê tông khoảng 6500 đồng/viên.
2. Ưu nhược điểm khi sử dụng mái bê tông dán ngói
Với cấu tạo 6 lớp như trên, mái bê tông; dán ngói sẽ có những ưu điểm, nhược điểm như sau:
Ưu điểm:
- Gia tăng độ bền vững cho mái nhà khi gặp gió bão, mưa lớn; Vì được dán 2 lớp bê tông và lớp ngói nên khi gặp gió bão, mưa lớn; mái ngói sẽ ít bị ảnh hưởng. Điều này đảm bảo sự an toàn cho ngôi nhà của bạn.
- Khả năng chống ồn, chống nắng và chống thấm tốt nhờ thiết kế dày và nặng
- Chống trộm cạy ngói: Các lớp ngói kiểu xưa sẽ tồn tại khe hở giữa các viên ngói. Do đó khi gặp mưa lớn sẽ bị tạt nước vào. Chưa kể, còn có khả năng bị trộm cạy ngói vào nhà. Với cấu tạo 6 lớp như trên thì mái bê tông; dán ngói sẽ giúp gia chủ loại bỏ được lo lắng này.
Nhược điểm:
- Vì thiết kế, cấu tạo phức tạo hơn ngói lợp nên thời gian thi công mái bê tông; dán ngói thường mất khá nhiều thời gian.
- Trong trường hợp nứt, bị thấm dột, mái bê tông; dán ngói sẽ khó xử lí hơn so với mái ngói lợp.
- Biện pháp thi công mái bê tông dốc khá nguy hiểm, đặc biệt là trong thời tiết mưa gió. Một số công trình như nhà cao tầng sẽ không thích hợp cho việc thi công dán ngói; do mái bê tông dốc, cũng như không thực sự đảm bảo sự bám dính giữa ngói và bê tông.
- Chi phí đổ mái cũng cao hơn so với các loại mái khác.
3. Một số kinh nghiệm và cách dán ngói; lên mái bê tông sao cho đúng kỹ thuật
- Căng dây lấy cốt, đối với ngói sóng nhỏ thì dán từ trái sang phải ;và từ phải qua trái đối với ngói sóng lớn
- Dán lớp vữa xi măng vào mặt trái viên ngói cần lợp. Khi thấy vữa đạt độ cứng phù hợp thì lấy bay cắt bỏ phần thừa ;và làm nhẵn sau đó dán ngói; lên sàn mái bê tông. Lưu ý các hàng ngói bê tông cần phải được dán chồng lên nhau; khoảng 2/3 chiều dài viên ngói để đảm bảo mái ngói luôn chồng khít lên nhau.
- Trong khi dát ngói chúng ta không để vữa bám lên mặt sản phẩm quá lâu; dùng giẻ lau ngay khi bị bám bẩn
- Khoảng cách mương nóc phải đúng với tiêu chuẩn đã đụng; nếu khoảng cách lớn quá thì viên ngói nóc sẽ bị xa cách nhau; và ảnh hưởng tới khả năng chống thấm dột.
Trả lời