Xưa nay, các gia chủ thường chỉ chú ý đến cách thiết kế của ngôi nhà, màu sắc và sắp xếp nội thất ra sao cho phù hợp. Thế nhưng để có được một ngôi nhà đẹp mắt và làm hài lòng gia chủ, việc đầu tiên của các kts là phải khảo sát hình thế của mảnh đất, lấy đó là cơ sở nhằm đưa ra phương án thiết kế hợp lý nhất.
Không phải bất cứ mảnh đất nào hình thế cũng vuông vức tạo điều kiện thuận lợi giúp các kts hoàn thành dễ dàng phương án thiết kế của ngôi nhà, trên thực tế, có rất nhiều miếng đất hình dạng méo mó khiến việc đưa ra ý tưởng thiết kế và đáp ứng nhu cầu của chủ nhà trở nên khó khăn hơn trong khi đó, tính công năng và yếu tố thẩm mỹ vẫn phải được đảm bảo.
Dưới đây, xin đưa ra một số giải pháp đối với những mặt bằng khiếm khuyết như sau:
Đất hình thang
Đối với đất nở hậu nếu chiều sâu nhà cho phép thì gia đình có thể chừa nhiều diện tích làm sân vườn đem lại khoảng không gian xanh mát cho ngôi nhà, đồng thời, cách này cũng giúp ngôi nhà vuông vức không, dễ bố trí các phòng chức năng sinh hoạt. Khi diện tích không đủ rộng thì nhiều gia đình dành khu vực này cho việc bố trí cầu thang lên tầng, vừa tận dụng được diện tích lại dễ đánh lừa cảm giác, khiến ngôi nhà trông như ít bị lệch hơn.
Đất hình tam giác
Đất hình tam giác thường khó thiết kế bởi tỉ lệ sử dụng đất không cao so với xây nhà trên các mảnh đất khác; những góc xéo của mảnh đất cũng khó tận dụng được vào việc khác cho hợp lý. Bởi vậy, trong trường hợp không thể thay thế thì khi thiết kế ngôi nhà; để tạo ra những không gian vuông vắn đòi hỏi phải có tính toán rất chặt chẽ; kỹ lưỡng nhằm sử dụng được tối đa diện tích cho mục đích sinh hoạt hoặc thư giãn.
Việc đầu tiên là phải xác định vị trí đặt nút giao thông thuận tiện nhất. Giao thông tiếp cận các phòng ở phải gọn gàng và không thừa; các góc chết dành cho khu vệ sinh; hay những không gian ít sử dụng được được xử lý tinh tế nhằm tạo ra nhiều “view” thông thoáng và tự nhiên.
Theo phong thủy, xây nhà trên đất tam giác, tức hành Hỏa là không tốt; tuy nhiên, gia chủ có thể hóa giải bằng cách bo tròn các góc nhọn, bố trí tủ, kệ, tiểu cảnh; để xóa góc nhọn. Tránh trổ cửa hay sử dụng không gian sinh hoạt tại các mũi nhọn; mà nên giữ cho không gian chính ở vị trí trung tâm, dùng các đường cong (Thủy khắc Hỏa); hoặc góc vuông để lấy lại thế cân bằng và giảm xung sát.
Đất chữ L
Đất chữ L tuy không được vuông vức nhưng dễ thiết kế hơn; so với những mảnh đất có nhiều hình thù méo mó khác. Trong trường hợp đất chữ L nở hậu, KTS thường thiết kế khoảng trống phía trước làm sân lấy ánh sáng; và sự thông thoáng cho ngôi nhà, phần không gian sinh hoạt chính bố trí ở phía sau.
Còn đối với mảnh đất tóp hậu thì có thể biến không gian ấy thành không gian phụ; như nhà vệ sinh, nhà kho, giếng trời…hoặc làm sân vườn nhỏ, tạo không gian thư giãn bố trí tiểu cảnh, uống trà.
Xây nhà theo phong cách biệt thự phố rất thích hợp với hình thế đất hình chữ L; thông thường không gian phía trước được bố trí làm khoảng đệm; dành cho sân vườn hoặc gara ô tô, như vậy vừa tận dụng được tối đa khuôn viên đất; vừa dẫn luồng khí thông thoáng đến các không gian trong nhà.
Mỗi mảnh đất có hình dạng khác nhau; quan trọng là sự sắp xếp, bố trí sao cho cân đối, và tiện ích.
Trả lời