Cột trụ tròn là một chi tiết rất đặc trưng của những biệt thự đẹp phong cách tân cổ hoặc cổ điển làm nên một tổng thể công trình bền chắc, hoành tráng và mĩ lệ. Biện pháp thi công cột tròn được đánh giá là phức tạp hơn và khó hơn so với những kiểu cột vuông hiện đại thông thường, đặc biệt là cột trụ cao tầng thì càng khó hơn.
Biện pháp thi công cột tròn rất cần thiết đối với các công trình kiến trúc tân cổ điển và cổ điển
Các phào chỉ, cột trụ tròn là những chi tiết vô cùng đặc trưng mang đến vẻ đẹp kiêu sa, tráng lệ cho những công trình kiến trúc phong cách tân cổ điển và cổ điển, cũng như những ngôi nhà kiểu Châu Âu nói chung và kiểu Pháp nói riêng, bố trí ở cả nội thất và ngoại thất nhà.
Với cách thi công khó hơn, tốn công sức hơn những kiểu cột vuông hiện đại thông thường nên chi phí để mua vật liệu cũng như chi phí nhân công cho việc sử dụng cột tròn sẽ nhiều hơn thi công các loại cột khác, và cùng với những chi tiết tỉ mỉ như cột tròn, phào chỉ, hoa văn thì rõ ràng thi công nhà phong cách tân cổ, cổ điển cũng tốn nhiều công sức hơn nhà kiểu hiện đại.
Mái vòm, cột trụ lớn, phù điêu giúp cho các công trình tân cổ điển có một đặc trưng riêng: mềm mại và quyến rũ, kiên cố và vững chãi. Với cột tròn trụ cho nhà tân cổ, cổ điển, phần đầu cột thường được trang trí các hoạt tiết, điêu khắc có thể đơn giản có thể phức tạp, phân thân cột thường trơn. Các thông số của các cột trụ tròn như đường kính, tiết diện, khả năng chịu lực…thì tùy vào quy mô công trình và các yếu tố khác.
Cột bêtông cốt thép thường dùng trong nhà khung bêtông cốt thép, khi đó chiều rộng cột nên lấy bằng chiêu rộng dầm.
Hướng dẫn chi tiết biện pháp thi công cột tròn cho nhà tân cổ điển hoặc cổ điển
Bước 1. Định vị vị trí cột, xác định tim cột, trục cột
Trước khi thi công chúng ta cần phải định vị chính xác vị trí của cột so với công trình, thường thì hàng cột trụ được bố trí rất cân đối trong các công trình và để tạo độ hoành tráng cũng như khả năng chống đỡ tốt thì hàng cột thường được bố trí ở hiên nhà hoặc ở các mặt bên để tạo mái vòm. Trong biện pháp thi công cột tròn này, sự cân bằng, đối xứng và hài hòa vô cùng quan trọng, vì thế cần định vị chính xác.
Dùng 2 máy kinh vĩ đặt theo 2 phương vuông góc để định vị vị trí tim cốt của cột, các mốc đặt ván khuôn, sơn và đánh dấu các vị trí này để các đội thi công dễ dàng xác định chính xác các mốc, vị trí yêu cầu. Hoặc có thể dùng cách xác định thủ công để xác định là dây rọi. Nếu như xác định sai tim cột, trục cột sẽ dẫn đến vị trí cột sai và kích thước cột bị lệch so với bản vẽ thiết kế ban đầu.
Bước 2. Biện pháp thi công cột tròn – bước lắp dựng cốt thép
a. Yêu cầu của cốt thép dùng để thi công cột tròn là:
- Cốt thép phải được dùng đúng số liệu, chủng loại, đường kính, kích thước, số lượng và vị trí.
- Đối với biện pháp thi công cột tròn dùng cốp pha tròn; cốt thép phải còn nguyên mới không han rỉ, không dính bẩn đặc biệt là dầu mỡ.
- Khi gia công: Cắt, uốn, hàn, kéo cốt thép tránh không làm thay đổi tính chất cơ lý của cốt thép.
- Tính toán được khối lượng của cốt thép theo kích thước cột để dự toán được chi phí cốt thép.
b. Qúa trình lắp dựng cốt thép:
- Cốt thép được gia công trước ở phía dưới; cắt uốn theo đúng hình dáng và kích thước của cột đã thiết kế; sắp xếp theo từng chủng loại, buộc thành bó để thuận tiện cho việc dùng cần cẩu vận chuyển lên vị trí lắp đặt.
- Để biện pháp thi công cột tròn dễ dàng, quá trình buộc cốt thép phải được thực hiện trước khi ghép cốp pha. Cốt thép được buộc bằng các dây thép mềm d = 1mm; các khoảng nối phải đúng yêu cầu kỹ thuật. Phải dùng các con kê bằng bê tông nhằm đảm bảo vị trí và chiều dày lớp bảo vệ cho cốt thép.
- Nối cốt thép (buộc hoặc hàn) theo tiêu chuẩn thiết kế: Trên một mặt cắt ngang không nối quá 25% diện tích tổng cộng của cốt thép chịu lực với thép tròn trơn và không quá 50% với thép có gờ. Chiều dài nối buộc theo tiêu chuẩn là không nhỏ hơn 250mm với thép chịu kéo và 200mm với thép chịu nén.
c. Những lưu ý khi lắp dựng cốt thép
- Lưu ý khi tiến hành biện pháp thi công cột tròn, các bộ phận lắp dựng trước không gây ảnh hưởng, cản trờ đến các bộ phận lắp dựng sau.
- Có biện pháp giữ bảo vệ giữ ổn định vị trí cốt thép, đảm bảo không biến dạng trong quá trình thi công.
- Sau khi lồng và buộc xong cốt đai, cố định tạm để lắp cốp pha
Bước 3. Giai đoạn lắp dựng ván khuôn cột (lắp dựng cốp pha)
Nếu là cốp pha cột hình dạng tròn, thường thì người ta sẽ đặt trước ở xưởng sản xuất lắp ghép sẵn theo kích thước của cột bởi vì việc ghép cốp pha tròn rất khó và không khả thi, đặc biệt là đối với những chiếc cột kích thước lớn thì việc tự ghép cốp pha tròn là không thể. Với phương pháp này chúng ta không cần tự tính toán cốp pha cột tròn nữa.
Như đã nói, cái khó của biện pháp thi công cột tròn là lắp dựng cốp pha; cốp pha tròn cũng có phương thăng đứng giống cốp pha cột; nhưng có dạng hình tròn, được đặt vị trí cố định.
- Mặt tole: dày từ 2mm
- Khung xương: dùng V4 với độ dày 4mm
- Thanh giằng :sử dụng V5 độ dày 4mm
- Bu lông: để khóa chặt các liên kết.
- Cấu tạo bằng gỗ ép, thép, phin … được định vị bằng các cây chống xiên ngang hoặc dây neo
- Kiểm tra, điều chính vị trí ván khuôn bằng quả dọi hoặc máy kinh vĩ.
Bước 4. Quá trình đổ bê tông cột tròn như thế nào ?
- Đưa bê tông vào khối đổ qua cửa đổ thông qua máng đổ.
- Bê tông phải đổ liên tục không nên ngừng tùy tiện. Đổ bê tông cột với chiều cao dưới 5m thì nên đổ liên tục còn dưới trên 5m thì sử dụng cách khoét lỗ ở giữa ván khuôn để luồn bê tông từ ngoài vào theo từng giai đoạn nhưng phải đảm bảo vị trí và cấu tạo mạch ngừng thi công hợp lý.
- Biện pháp thi công cột tròn chính xác, chiều cao rơi tự do của bê tông không quá 2m.
- Đầm được đưa vào trong để đầm theo phương thẳng đứng, dùng đầm dùi để đầm; chiều sâu mỗi lớp bê tông khi đầm dùi khoảng 30-50cm, thời gian đầm khoảng 20-40s. Chú ý trong quá trình đầm tránh làm sai lệch cốt thép.
- Lưu ý với kết cấu có cửa; khi đổ đến cửa đổ thì bịt cửa lại và tiếp tục đổ phần trên.
- Khi tiến hành biện pháp thi công cột tròn; đổ bê tông cột lớp dưới cột thường bị rỗ do các cốt liệu to thường ứ đọng ở đáy; để khắc phục hiện tượng này trước khi đổ bê tông ta đổ 1 lớp vữa xi măng dày khoảng 10 – 20 cm.
- Khi đổ bê tông cột phải đổ theo trình tự từ xa đến gần; từ trong ra ngoài, bắt đầu từ chỗ thấp trước; đổ theo từng lớp, đổ xong lớp nào thì đầm luôn lớp đấy.
Bước 5. Tháo dỡ cốp pha cột tròn
- Tháo dỡ cẩn thận, tránh làm sứt vỡ cấu kiện. Thời gian tối thiểu tháo cốp pha cột tròn là trong khoảng 36 – 48 giờ.
- Khi tháo xong phải bảo dưỡng liên tục trong 2 – 4 ngày để đảm bảo khả năng làm việc của bê tông.
- Chú ý bảo đảm an toàn khi tháo dỡ ván khuôn vì nhiều trường hợp thợ giẫm phải đinh hay va quệt vào các cạnh sắc nhọn của cốp pha do sau khi tháo dỡ xong không xếp gọn gàng vào đúng nơi quy định.
Bước 6. Trát cột, trang trí và hoàn thiện
- Chia cột thành từng đoạn để trát, trát từ dưới lên trên.
- Kỹ thuật trát cột tròn đúng là làm các mốc bằng chiều dày lớp vừa trát ở mỗi đoạn; đỉnh và chân cột để làm chuẩn.
- Dùng thước phào để cán vữa theo mốc.
- Giai đoạn cuối của biện pháp thi công cột tròn; dùng thước tầm dể kiểm tra độ phẳng theo chiều đứng và thước phào (khuôn cữ) để kiểm tra độ cong theo chiều ngang (hình dạng và kích thước).
- Dùng bàn xoa vuốt tròn mặt côt.
Định mức vật liệu trát cột, trụ như trát tường. Nhàn công trát 1 m2 cột, trụ là 0,5 công.
- Có rất nhiều biện pháp thi công cột tròn cũng như cách thức trang trí cột tròn tạo nên vẻ đẹp cho ngôi nhà; những chi tiết trang trí đã thể hiện rõ trong hồ sơ kỹ thuật thi công nên cũng đơn giản hơn khi trang trí.
- Với kiến trúc tân cổ hoặc cổ điển thì cột tròn nên trang trí ở đầu cột; và chân cột với những họa tiết uốn lượn, mềm mỏng và quyến rũ.
- Ốp đá cho cột tròn theo nhu cầu gia chủ.
- Kiểm tra lại tất cả kích thước cột và chi tiết trang trí sau khi hoàn thiện.
Trả lời