Muốn phá dỡ một công trình, trước tiên đơn vị thi công cần nghiên cứu kỹ lưỡng về kết cấu, đưa ra những phương án thi công an toàn và mang lại hiệu quả công việc cao nhất. Trong bài viết dưới đây, sẽ giới thiệu tới các bạn độc giả biện pháp phá dỡ công trình được sử dụng phổ biến hiện nay.
1. Thực trạng phá dỡ công trình (PDCT)tại Việt Nam hiện nay
Tại Việt Nam, các công tác PDCT xây dựng chưa được coi trọng, vì vậy dịch vụ phá dỡ nhà cũ, PDCT, nhà xưởng chưa được đầu tư đúng mức. Đa số các đơn vị thi công là manh mún nhỏ lẻ, trang thiết bị thi công chủ yếu là thủ công. Kỹ thuật phá dỡ chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và sức người là chính.
Điều này dẫn đến chất lượng, tiến độ, an toàn khi thi công là tương đối thấp. Một công trình; được phá dỡ thành công cần được kết hợp hài hoà giữa phá dỡ thủ công và phá dỡ bằng thiết bị cơ giới. Và kỹ thuật phá dỡ; đối với mỗi loại hình công trình sẽ có sự thay đổi phụ thuộc vào tính chất của công trình. Tuy nhiên, biện pháp PDCT thường dựa trên những bước cơ bản dưới đây.
2. Chuẩn bị phá dỡ công trình
Trước khi tiến hành phá dỡ, đơn vị thi công cần có những bước chuẩn bị kỹ lưỡng và đầy đủ cả về thiết bị lẫn thủ tục giấy phép… Cụ thể:
- Chuẩn bị toàn bộ thủ tục, giấy phép phá dỡ và ký cam kết với các hộ xung quanh
- Chuẩn bị lắp dựng giàn giáo xung quanh tòa nhà, và dùng lưới chắn bụi không bay ra khu vực dân cư xung quanh
- Ngắt toàn bộ hệ thống điện nước khu vực thi công phá dỡ
- Tập kết máy móc thiết bị thi công phá dỡ: Máy bắn hơi, máy cắt, máy hàn, gió đá…
- Trang bị bảo hộ lao động cho công nhân thi công: gang tay, kính, giầy, khẩu trang, áo phản quang, nít tai…
3. Thi công phá dỡ công trình
Để tiếp tục biện pháp PDCT, các đơn vị thi công sẽ tiến hành phá dỡ. Một số hoạt động tiêu biểu trong bước PDCT có thể kể đến như:
- Tiến hành dùng máy bắn phá bỏ từng phần; sàn, trụ, đà của từng lầu theo thứ tự từ trên xuống
- Tạo lỗ thông sàn thẳng đứng cho toàn bộ các lầu nhằm mục đích chuyển xà bần xuống mặt đất.
- Phối hợp nhịp nhàng giữa phá dỡ bên trên và vận chuyển xà bần phía dưới
4. Kiểm tra đánh giá
Sau khi hoàn thành phá dỡ, đơn vị thi công có trách nhiệm; kiểm tra, đánh giá và nghiệm thu đối với chủ đầu tư, chủ công trình:
- Kiểm tra lại toàn bộ công trình xung quanh; xem có bị ảnh hưởng bởi việc phá dỡ
- Đánh giá hiệu quả công việc
5. Thanh toán và bàn giao mặt bằng
Cuối cùng, chủ đầu tư tiến hành thanh toán; và bàn giao mặt bằng với sự tham gia của đơn vị thi công:
- Làm thủ tục thanh quyết toán công trình
- Bàn giao mặt bằng dưới xác nhận của chủ đầu tư
Trả lời