Bản mặt cầu là hạng mục thi công khá phức tạp, đòi hỏi rất nhiều sự chính xác và kinh nghiệm từ đơn vị thi công. Vậy biện pháp thi công bản mặt cầu được thực hiện như thế nào? Câu trả lời sẽ được tiết lộ trong bài viết dưới đây.
1. Công tác thi công cốt thép
Công tác cốt thép bao gồm: cốt thép bản mặt cầu mối nối liên tục nhiệt, cốt thép gờ lề, gờ lan can, dầm kê lề bộ hành, tấm đan lề bộ hành.
Trước khi lắp đặt, các thanh cốt thép đã được gia công sẵn cần được được tổng kiểm tra, vệ sinh.
Đơn vị thi công dùng máy kinh vĩ xác định tim bộ phận được lắp đặt cốt thép, vạch dấu bằng sơn hoặc đinh trên đường bao kết cấu để dễ dàng xác định vị trí lắp. Các loại cốt thép chờ được vệ sinh và chỉnh sửa lại đúng hình dáng, vị trí.
Sau đó, lắp đặt, liên kết các thanh thép thành bộ khung theo đúng vị trí, sơ đồ thiết kế bằng buộc kẽm 1ly xoắn đôi, các đầu thanh kẽm buộc được bẻ ngoặt vào phía trong lòng bê tông ngay sau khi buộc xong.
Khi lắp, đơn vị thi công dùng 1 thanh thước vạch sẵn các dấu chia khoảng cách, bước cốt thép. Trước tiên, lắp 1 số thanh thép đai và thép chủ để tạo thành 1 khung cơ bản, kiểm tra tim, vị trí, cao độ và định vị cứng thanh này bằng hàn đính vào các thanh chống, sau đó tiếp tục lắp các thanh còn lại để tránh quá trình lắp, bộ khung bị xô nghiêng sai vị trí, sau này rất khó chỉnh sửa.
Các loại thanh thép dài phải nối tại chỗ, được dùng mối nối buộc hoặc hàn điện theo đúng quy định và lưu ý bố trí vị trí các mối nối theo đúng quy trình cho phép. Kiểm tra, vệ sinh tổng thể lần cuối về mọi mặt
2. Công tác thi công đổ bê tông bản mặt cầu
Các đợt đổ bê tông với mỗi hạng mục kết cấu được phân chia các đợt đổ bê tông tương tự như các đợt lắp đặt cốt thép đã nêu ở phần cốt thép. Bê tông thương phẩm được nhà cung cấp bê tông chở đến công trường phục vụ thi công đều được kiểm tra độ sụt, lấy mẫu tại hiện trường, và kiểm tra ngày giờ xuất xưởng. Các loại mác bê tông đều được lấy mẫu vật liệu đưa đi thiết kế cấp phối tại một đơn vị đủ chức năng.
Bước đầu tiên, đơn vị thi công cần xả bê tông. Trước khi đổ xả bê tông các kết cấu lòng ván khuôn được kiểm tra vệ sinh đợt cuối ;(loại các vật lạ, rác rơi vãi trong lòng khối đổ và thực hiện tưới nước; tạo ẩm bề mặt ván khuôn và cốt thép – không để đọng nước).
Đối với các khối đổ có vị trí xa bê tông sẽ được xả vào 1 máy bơm BT; thông qua hệ thống ống dẫn để bơm chuyển BT vào vị trí đổ
Bê tông sẽ được xả vào bộ phận đổ bê tông từng lớp, mỗi lớp dày khoảng 30-40cm. Với các bộ phận đổ bê tông có chiều cao khối đổ cao hơn độ rơi tự do cho phép của bê tông; hạn chế độ cao rơi bê tông bằng bố trí 1 phễu dẫn phụ đặt trên hệ sàn; có ống dẫn để dẫn bê tông đến sát vị trí đổ.
Tiếp theo, đơn vị thi công tiến hành đổ dầm bê tông. Thực hiện đầm bê tông bằng máy đầm dùi điện cầm tay D30-:-50mm; với các loại bản mỏng như bản mặt cầu sử dụng loại máy; đầm bàn, đầm thước để đầm, bố trí mỗi vị trí đổ bê tông ít nhất 2 máy đầm. Tại các vị trí trạm trộn, vị trí xả, vị trí đầm bê tông được bố trí tại mỗi nơi 1 cán bộ kỹ thuật; để kiểm tra, giám sát và hướng dẫn các thao tác kỹ thuật bảo đảm theo đúng quy định.
3. Công tác tháo gỡ ván khuôn
Khi tháo gỡ ván khuôn, đơn vị thi công chú ý không dùng búa hoặc tạo các chấn động mạnh; các mối liên kết bằng đinh sẽ dùng seo để bẩy nhẹ; các điểm tựa bẩy không đặt trên mặt bê tông.
Lưu ý kỹ tại các vị trí góc cạnh bê tông. Ngay sau khi tháo các tấm khuôn nếu còn trong thời gian bảo dưỡng quy định; bề mặt bê tông tiếp tục phủ bao tải kín và tưới ẩm để tiếp tục bảo dưỡng; đồng thời sau khi thu dọn khuôn, thiết lập các rào chắn tạm; quanh khu vực khối bê tông để hạn chế các sự va chạm.
4. Lưu ý trong quá trình thi công bản mặt cầu
Đơn vị thi công cần lưu ý một số điểm sau khi thi công bản mặt cầu:
- Đo cao độ đỉnh dầm của dầm trong 1 nhịp ở các vị trí: đầu dầm, ¼ nhịp, ½ nhịp;
- Đối chiếu cao độ đỉnh dầm thiết kế để kiểm tra trắc dọc mặt cầu;
- Hiệu chỉnh trắc dọc đảm bảo chiều dày tối thiểu của bê tông bản mặt cầu; và đường cong đứng đúng theo hồ sơ thiết kế.