Chống thấm bằng nhựa đường

Chống thấm bằng nhựa đường

Nhựa đường là gì? , tại sao có thể áp dụng phương pháp Chống thấm bằng nhựa đường?

Thực chất nhựa đường là một chất lỏng hay chất bán rắn có độ nhớt cao và có màu đen, nó có mặt trong phần lớn các loại  và trong một số trầm tích tự nhiên. Thành phần chủ yếu của nhựa đường là bitum và dầu hắc chống thấm.

Nhựa đường có thể được tách ra từ các thành phần khác của dầu thô (chẳng hạn xăng và dầu điêzen) bằng quy trình chưng cất phân đoạn thông thường dưới các điều kiện chân không. Việc chia tách tốt hơn nữa có thể đạt được bằng cách xử lý tiếp các phần nặng nhất của dầu mỏ trong các khối khử nhựa đường sử dụng propan hoặc butan trong pha siêu tới hạn để hòa tan các phân tử nhẹ hơn và sau đó được tách ra. Có thể xử lý tiếp bằng cách “thổi” sản phẩm: cụ thể là bằng cách cho nó phản ứng với ôxy. Phương pháp này làm cho sản phẩm cứng và nhớt hơn.

Chống thấm bằng nhựa đường

Nhựa đường tồn tại dưới dạng lỏng hay chất bán rắn có độ nhớt cao và có màu đen. Nhựa đường có mặt trong phần lớn các loại dầu thô và trong một số trầm tích tự nhiên. Thành phần chủ yếu của nó là bitum. Chính vì thành phần này mà nó hay bị nhầm với hắc ín. Tuy nhiên, hắc ín lại có hàm lượng bitum thấp hơn của nhựa đường và thường được sản xuất bằng phương pháp chưng cất phá hủy các chất hữu cơ.

​Từ lâu, người ta đã sử dụng nhựa đường vào công việc chống thấm nhà ở. Không chỉ là các thiết kế nhà cao tầng, mà ngay cả những nhà 2 tầng hay 3 tầng cũng được sử dụng phương pháp này đẻ chống thấm cho mái hay trần nhà.

Chính chất bitum trong nhựa đường đã giúp cho nhựa đường có khả năng chống thấm. Nhựa đường được tách ra từ dầu mỏ bằng công nghệ và không làm phá vỡ hay biến đổi cấu trúc bớt nhiệt do đó nó vẫn duy trì khả năng chống thấm cao của bitum. Màng chống thấm gốc bitum có độ bám dính tốt, được gia cố thêm các lớp sợi và có hình dạng là những tấm trải nên phù hợp để chống thấm cho những bề mặt lớn, chịu nhiệt độ, chịu ma sát lớn như sân thượng, hầm nhà, móng nhà, mái bằng…

Ưu điểm của phương pháp chống thấm cho nhà bằng nhựa đường

Có thể thấy phương pháp chống thấm nhà bằng nhựa đường có rất nhiều ưu điểm khiến vượt trội khiến nhiều người lựa chọn và sử dụng:

  • Chống thấm bằng nhựa đường có khả năng bám dính mạnh trong điều kiện khí hậu và nhiệt độ của nước ta
  • Cho đàn hồi tốt, tính dẻo dai cao
  • Chịu được áp lực của nước
  • Khả năng trám bít các vết nứt và khe hở tốt
  • Khả năng chống thấm tuyệt đối
  • An toàn, không độc hại
  • Có tính bền vững, tuổi thọ cao

Quy trình phương pháp chống thấm nhà bằng nhựa đường hoàn hảo

Để thực hiện chống thấm nhà bằng nhựa đường, bạn nên thực hiện tho quy tình sau:

  • Bước 1: Vệ sinh bề mặt chống thấm. Chú ý dùng các búi sắt, bàn chải sắt và các thiết bị chuyên dụng để vệ sinh bề mặt cần chống thấm.
  • Bước 2: Nấu sôi nhựa đường và quét lên toàn bộ bề mặt bằng con lăn (có pha thêm một lượng dầu DO cho loãng để thẩm thấu vào bề mặt bê tông.

Chú ý: Thực hiện vào trưa nắng gắp sẽ có hiệu quả cao hơn. Bên cạnh đó, phải phủ bạt cho toàn bộ bề mặt sàn tránh mưa đột ngột trong khi chưa thể quét dầu hắc.

Nếu chống thấm bằng tấm trải Bitum membrane thì thi công với các bước sau:

  • Bước 1 : Sử dụng 01 lớp lót Asphalt primer quét lên mặt sàn đã vệ sinh sạch sẽ.
  • Bước 2: Dán tấm bitum membrane lên lớp lót bằng đèn khò khí ga. Dùng đèn khò nung chảy nhựa đường phía dưới tấm Bitum Membrane rồi sau đó dán lên lớp lót để tạo kết dính tuyệt đối lên lớp lot Primer gốc nhựa đường đã thi công trước. Sau đó dùng bay miết mạnh phía trên tạo độ nhẵn bề mặt; và loại bỏ các túi rỗng khí bên dưới.
  • Bước 3: Ngâm nước kiểm tra khả năng chống thấm của tấm trải khi đã thi công kín hết bề mặt.
  • Bước 4 : Thi công lớp vữa xi măng M75 dày 2-3cm bảo vệ tấm trải chống thấm; và tạo độ dốc nước về ống thu nước .
  • Bước 5 : Thi công lớp gạch chống nóng .

Nếu chống thấm nhà bằng nhựa đường thì cần thực hiện như sau:

  • Vệ sinh bề mặt sạch sẽ, đục phẳng những nơi gồ ghề, loại bỏ những nơi có vữa non, yếu.
  • Thực hiện đục hình chữ V với độ sâu 2cm với những vết nét, lỗ.
  • Làm sạch bề mặt chống thấm, loại bỏ hoàn toàn các tạp chất như dầu, bụi bẩn và vữa non.
  • Trám bít các kẽ, khe bằng nhựa đường.
  • Thi công phủ, láng nhựa đường lên sàn nhà vệ sinh, vách tường theo đúng tiêu chuẩn.

Các lưu ý khi thi công chống thấm nhà bằng nhựa đường :

  • Trước khi chống thấm nhà bằng nhựa đường; phải đảm bảo làm sạch bề mặt bằng lớp lót Primer gốc nhựa đường (không có bụi bẩn và khô ráo)
  • Nếu sử dụng tấm dán nhựa đường thì phải dán thẳng hàng, không cuốn nếp. Các vạt bên liền kề dán chồng lên nhau 10cm, vạn cuối dán chồng 15cm. Tại các vị trí giao với tường phải dán lên tường 15cm
  • Gia cố các điểm yếu như chân tường giao với sàn; cổ ống thoát nước,khe lún bằng lớp primer gốc nhựa đường.

Một số câu hỏi thường gặp

Nhựa đường có chống thấm nhà được không và hiệu quả như thế nào?

Ưu điểm của phương pháp chống thấm nhà bằng nhựa đường 

+ Kỹ thuật thi công không đòi hỏi quá khó khăn

So với các biện pháp chống thấm dột trên thị trường. Thì chống thấm trần nhà bằng nhựa đường là một trong những biện pháp đem lại hiệu quả cao mà chi phí lại khá rẻ.

+ Giá nhựa đường chống thấm bitumen m10 khá hợp lý, tiết kiệm chi phí thi công

+ Hiệu quả triệt để toàn diện. Có thể ứng dụng trong thi công chống thấm sân thượng

Hậu quả của việc không chống thấm nhà bằng nhựa đường?

Sự thay đổi nhiệt độ giữa những thời điểm khác nhau trong ngày cũng làm bê tông cốt thép co giãn tạo ra những khe nứt gây thấm dột).

Với những vết nứt lớn ở sân thượng liệu nhựa đường có chống thấm được không?

Trần nhà bị thấm dột ẩm mốc do không chống thấm bằng nhựa đường

Các vết ố vàng, ẩm mốc rêu xanh bong tróc ở góc trần nhà là là do đường ống thoát sàn ở trên sân thượng bị thấm nước, trải qua thời gian lâu ngày gia chủ không xử lý nên ảnh hưởng đến chất lượng của công trình cũng như làm mất đi tính thẩm mỹ của ngôi nhà.

Hơn nữa những đường dây điện, ổ cắm điện ở chỗ bị thấm nước sẽ rất nguy hiểm gây cảm giác không yên tâm, gây ra hiện tượng chập cháy, mất an toàn cho người sử dụng. Cần được khắc phục ngay và sử dụng nhựa đường chống thấm cực kỳ hiệu quả cho công trình nhà bạn.

Chống thấm trần nhà bằng nhựa đường bằng cách đun nóng nhựa đường thì ta có thể làm cho nhựa đường nóng chảy ra. Sau đó dùng nhựa đường dạng lỏng này quét phỉ lên bề mặt những vết nứt và sân thượng. Nhựa đường có chức năng bám dính tốt và có độ đàn hồi nên những khe nứt sẽ được bịt kín lại. Sau khi quét nhựa đường, phần trần nhà sẽ được vá và ngăn chặn được thấm dột một cách hiệu quả.

Nhựa đường có chống thấm được không? chống thấm bằng nhựa đường có hiệu quả lâu dài. Nếu không bị những tác nhân bên ngoài ảnh hưởng, vật liệu này sẽ có hiệu quả trên dưới 10 năm.

Trên đây là một vài ưu điểm nổi bật khi sử dụng nhựa đường làm vật liệu chống thấm, bạn và gia đình chắc cũng có câu trả lời cho nhựa đường có chống thấm được không rồi đúng không ạ? Bạn nhớ chia sẻ kinh nghiệm chống thấm bằng nhựa đường để nhiều người biết đến nhé.

 

Tham gia thảo luận

Compare listings

So sánh
0985208275
Contact