Chống thấm cho mạch ngừng bê tông là một trong những khẩu quan trọng và khó khăn và tốn rất nhiều công sức của các nhà thầu. Đặc biệt công việc chống thấm cho mạch ngừng còn khó khăn hơn khi thi công các công trình ngầm với các cấu trúc phức tạp gây không ít ức chế cho các nhà thầu thi công và cả các nhà quản lý dự án. Tình trạng thường hay gặp nhất là mặc dù đã sử dụng rất nhiều biện pháp để xử lý song mạch ngừng vẫn bị rò rỉ. Khi bị rò rỉ thì công việc xử lý các vị trí này là không hề dễ dàng một chút nào, nó gây tốn kém về cả thời gian và tiền bạc đối với nhà thầu.
Liên quan: Dịch vụ chống thấm
Đi tìm phương án thi công chống thấm mạch ngừng tối ưu để dảm bảo khả năng chống thấm cho mạch ngừng luôn là một cau hỏi làm đau đầu các nhà thầu cũng như các nhà quản lý dự án. Di cùng với sự phát triển của công nghệ trong xây dựng cũng đã có nhiều phương án khác nhau được dưa ra nhằm xử lý dứt điểm tình trạng thấm dột của mạch ngừng bê tông đối với cả công trình ngầm và công trình nổi. Có 5 phương án thường được áp dụng trong thi công chống thấm mạch ngừng bê tông tại Việt Nam:
Các phương án chống thấm mạch ngừng bê tông:
- Dùng dải thép lá dầy 3 ly rộng 20 – 30 cm.
- Dùng dải nhựa chặn nước chuyên dụng (hoặc dải cao su).
- Dùng sợi dừng nước chuyên dùng, hoặc sợi gốc cao su, thanh trương nở.
- Dùng xi măng hòa nước tưới lên mạch dừng trước khi đổ bê tông.
- Dùng các loại vật liệu kết nối như dạng keo.
Dùng thép tấm 3 ly dặt ở mạch dừng
Đây là phương án được sử dụng từ khá lâu tại Việt nam gắn liền với thời kỳ bao cấp. Phưng pháp này có nguồn gốc từ Nga và các nước Đông Âu cũ. Vật liệu người ta thường sử dụng là một lá hợp kim dồng có độ dày khoảng 3-4mm rộng khoảng 25-30 cm để ngăn chặn nước chảy ra tại các mạch ngầm. Thực sự thì loại vật liệu này có khả năng chống thám cho mạch ngừng khá tốt. Hợp kim đồng khá bền với môi trường, chống chịu tốt với khả năng ăn mòn ki loại ; và quan trọng nhất khả năng bám dính vào bê tông khá tốt. Tuy nhiên hiện nay phương pháp này đã không còn được sử dụng khi lợi ích kinh tế không cao do giá loại vật liệu này khá đắt.
Sau khi không sử dụng hợp kim đồng để chắn nước nữa có gia đoạn 1 số nhà thầu ở Việt Nam lại sử dụng miếng tôn để chống thấm cho mạch ngừng. Đay được coi là 1 “sáng chế” trong bối cảnh kinh tế khó khăn sau; khi có những biến động lớn về mặt chính trị từ liên bang Nga. Tuy nhiên “sáng chế” này rất phản khoa học bởi chưa có công trình nghiên cứu nào chứng minh được khả năng chống thấm của tôn. Khi vật liệu này có nguy cơ bị rỉ sét cao; và nước có thể men theo các gợn sóng của tôn thấm ra ngoài. Sau 1 thời gian áp dụng theo kiểu chữa cháy thì phương án thi công cũng đã bị loại bỏ. Nó không có tác dụng chống thấm.
Dùng dải nhựa chặn nước chuyên dụng
Băng cản nước là một sản phẩm được chế tạo từ nhựa PVC nguyên sinh được sử dụng để chèn khe co giãn; và mạch ngừng trong thi công chống thấm. Sản phẩm có độ bền dai; và co giãn tốt có khả năng ngăn chặn nước thấm qua mạch ngừng hiệu quả. Tuy nhiên khi thi công chống thấm cho mạch ngừng bằng băng cản nước rất dễ gặp tình trạng nức bị dột; mà lý do thì không hiểu tại sao dù đã thi công đúng kỹ thuật.
- Lựa chọn sản phẩm không phù hợp: đối với vị trí mạch ngừng; và vị trí khe co giãn chúng ta phải lựa chọn 2 sản phẩm khác nhau đối với dòng băng cản nước; Sika là dong V và O. Nếu sử dụng sai thì không còn tác dụng chống thấm nữa.
- Băng cản nước chỉ phù hợp khi thi công các công trình có diện tích lớn; còn khi sử dụng trong những kết cấu phức tạp chật hẹp; như tại các công trình bể nước ngầm thì khá khó khăn trong thi công
- Do thi công không đúng kỹ thuật: đặc điểm của băng cản nước; là nó chỉ phát huy hiệu quả chống thấm tối đa khi 2 mặt của nó chìm sâu vào trong bê tông. Khi ghép cốt pha để tiết kiệm thời gian; người ta thường ghép cao hơn so với yêu cầu kỹ thuật; và khi đổ bê tông thì lớp bê tông cuối cùng thường chỉ là đá; và xi măng nước chưa kịp ngấm xuống. Mặc dù có thể sử dụng các chất phụ gia kéo dài thời gian ninh kết; nhưng vẫn hình thành những vết rỗ trên bề mặt be tông; và mạch ngừng vẫn có khả năng bị rò nước
- Khi thi công băng cản nước cần phải kiểm tra đặc biệt đối với các vị trí của sản phẩm xem nó có bị gãy gập hay không; có thẳng , có được đạt đúng vị trí hay không?
Dùng sợi dừng nước chuyên dùng hoặc sợi gốc cao su
Phương án lắp đặt cơ bản Sợi dừng nước bentonite là một hợp chất gốc sodium bentonite linh hoạt; được thiết kế để thay thế cho các sản phẩm dừng nước PVC thụ động, nó đáp ứng được đòi hỏi của mọi bề mặt cũng như các mạch nối phức tạp khác bằng cách dán hoặc đóng đinh. Vật liệu này khá nhẹ, cuộn mềm dẻo thích hợp dùng cho mọi bề mặt; nó được dính chặt lên bề mặt bê tông, ống nhựa, ống thép… được dùng làm Gioăng dừng nước cho các mạch nối cấu trúc bê tông. Vật liệu này liên tục hàn gắn bằng việc trương nở từ 200 – 300% khi tiếp xúc với nước; nó tạo thành một rào chặn nước.
Sự trương nở này cho phép nó trám được hoàn toàn các khe hở cũng như các vết bọng rỗ nhỏ nhỏ thường xuất hiện trong mạch ngừng bê tông. Như vậy nó loại bỏ khả năng nước đi qua hoặc chạy dọc theo cấu trúc. Do có cấu tạo dạng sợi nhỏ nên chúng không làm chật hẹp cho các cấu trúc phức tạp; với mật độ cốt thép dày, hạn chế tối đa việc chia ngăn đổ ngã gây bọng rỗ như dải PVC thụ động.
CHÚ Ý: Nhược điểm của loại vật liệu này là thi công trong điều kiện khô ráo; không lắp đặt khi trời mưa, và phải thi công trong phạm vi 3 – 5 ngày kể từ ngày lắp đặt; nếu không, chúng sẽ giảm tính năng trương nở do tiếp xúc với độ ẩm…v.v.
Dùng xi măng hòa nước tưới lên mạch dừng trước khi đổ bê tông
Phương án thi công này được sử dụng khá phổ biến; đặc biệt ở các công trình nhỏ do các nhà thầu nhỏ thi công. Người ta sử dụng xi măng trọn với nước để thi công lên bề mặt của lớp bê tông đổ trước sau đó thi công luôn lớp bê tông thứ 2 len. Nhờ có khả năng trám kín các vét rỗ của bê tông; và cũng có khả năng kết dính tốt ;nên nhiều người cho rằng đây là phương án kinh tế và cũng rất hiệu quả
Phương án chống thấm cho mạch ngừng bằng xi măng hồ dầu có thực sự hiệu quả? Câu trả lời là không. Mặc dù xi măng như là một chất keo kết nổi được các lớp vật liệu bê tông; nhưng trong xi măng không hề có tính năng chống thấm; và việc sử dụng hồ dầu để chống thấm cho mạch ngừng bê tông là giải pháp không triệt để. Chỉ một thời gian ngắn sau khi thi công chắc chắn mạch ngừng sẽ lại bị thấm dột.
Dùng các loại vật liệu kết nối như dạng keo, epoxy, polyme.
Sử dụng các loại chất kết dính dạng keo epoxy; polyme để thi công chống thấm cho mạch ngừng bê tông. Phương án này có ưu thế là có thể kết nối giữa các lớp vật liệu hoàn toàn khác nhau mà không gặp trở ngại. Người ta có thể sử dụng các loại keo này gắn giữa bê tông với ống nhựa; giữa bê tông với sắt thép, giữa bê tông với tôn mà vẫn đạt hiệu quả chống thám cao.
Phương án này tỏ ra rất hiệu quả trong quá trình sửa chữa những khiếm khuyết của bê tông trong quá trình thi công; và nó cũng hiệu quả khi xử lý mạch ngừng ở các kết cấu phức tạp; các kết cấu dễ tiếp cận. Tuy nhiên khi thi công ở diện tích lớn thì phương án này tỏ ra không hiệu quả xét ở khía cạnh kinh tế.
Trả lời