DMCA.com Protection Status
preloader

THI CÔNG GHÉP CỐP PHA VÁN KHUÔN CỘT NHÀ DÂN

Cốp pha có vai trò quan trọng trong thi công. Cốp pha là ván khuôn có chức năng dùng để định hình bê tông nhão trước khi đông cứng lại. Chức năng chính của cốp pha được hiểu là có khả năng chống lực đẩy của bê tông ướt và thực hiện đảm bảo được kích thước, hình dạng hình học đã định hình theo thiết kế bê tông. Cốp pha cũng đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định chất lượng bề mặt bê tông.

Do đó, trong khi thiế kế và xây dựng, cốp pha cần được đóng đúng kích thước cấu kiện theo như thiết kế và chắc chắn nhằm đảm bảo khả năng chịu lực của bê tông.

Biện pháp thi công cốp pha cột được đặc biệt quan tâm trong xây dựng.

Tìm hiểu sơ bộ về cốp pha cột trong xây dựng

Cốp pha cột được thi công ngay sau khi tiến hành thi công xong cốt thép cột. Cốp pha cột sẽ được tiến hành lắp ghép sau đó.

Cốp pha cột có hình dáng đa dạng bao gồm: hình chữ nhật, hình vuông, hình tròn, hình đa giác,…Các hình dạng cốp pha cột khác nhau phụ thuộc vào thiết kế của từng công trình.

Cấu tạo của cốp pha cột bao gồm: Các mảng ván ghép lại với nhau bằng nẹp. Chất liệu cốp pha cột phổ biến hiện nay bao gồm: Cốp pha panel, Cốp pha thép định hình, cốp pha nhôm, cốp pha nhựa.

Tính quan trọng trong công tác lắp ghép cốp pha cột

Cách ghép cốp pha cột sao cho đúng kĩ thuật sẽ đóng vai trò rất quan trọng đối với việc thi công công trình. Vai trò của công tác lắp ghép, cách ghép cốp pha cột được thể hiện như sau:

  • Lắp đặt, cách ghép cốp pha cột không đúng kĩ thuật sẽ dễ dàng gây đến các hiện tượng nguy nhiểm cho công nhân xây dựng như: Công nhân dễ dàng bị ngã khi chỗ làm việc không sụng cốp pha, đà giáo. Hoặc có sử dụng nhưng chất lượng cốp pha đà giáo không đáp ứng được các yêu cầu về chắc chắn và các yêu cầu về tính an toàn, cũng như các điều kiện chịu lực mà vì thế dễ dàng bị gãy hoặc đổ dẫn đến nguy hiểm cho việc thi công công trình.
  • Công tác lắp ghép cốp pha cột cũng quan trọng nếu như sàn thao tác không có lan can bảo vệ thì cũng sẽ dễ dàng xảy ra nguy hiểm trong khi thi công. Đặc biệt, một số thợ thường đứng thao tác ở những nơi chênh vênh, không có dây bảo hiểm, mà cũng không đeo dây an toàn.

Thi công cách ghép cốp pha cột

Trước khi tiến hành lắp và thi công cốp pha cột; bạn cần tiến hành kiểm tra cốp pha trước khi đổ bê tông. Cốp pha cột cần phải đảm bảo được các yêu cầu kỹ thuật. Cần được đo đạt chính xác vị trí cốp pha. Đặc biệt, cốp pha cần phải đảm bảo được tính chắc chắn; tính kín khít để chống mất nước khi đổ và đầm bê tông ở công đoạn tiếp theo.

Cốp pha cột khi kiểm tra trước khi tiến hành ghép và thi công thì cần đảm bảo được chân cốp pha được ở đúng vị trí; đồng thời chắc chắn đảm bảo được khi đổ bê tông không bị xô lệch. Hơn nữa, cốp pha cột cần phải được chống và neo; rọi để đảm bảo được các yêu cầu kĩ thuật không bị nghiêng hay phình khi tiến hành đổ bê tông cột tiếp đó.

Cần tạo dưỡng dựng ván khuôn theo cách đổ mầm cột cao khoảng 50mm. Sau đó chú ý đến việc tạo neo cho cốp pha cột bằng cách đặt sẵn các thép chờ trên sàn.

Gia công thành từng mảng sao cho kích thước bằng kích thước của một mặt cột. Sau đó dựa vào kích thước của từng cột cụ thể mà tiến hành việc ghép các mảng cột lại với nhau.

Cố định cốp pha bằng các miếng gông thép hoặc gỗ, lưu ý mỗi gong thép cách nhau khoảng 50cm.

Lưu ý trước khi chuẩn bị ghép cốp pha cột là để lại phần cửa sổ để cho việc đổ bê tông. Sau đó trừa lại lỗ ở chân cột để trước khi đổ bê tông sẽ cần vệ sinh.

Hướng dẫn chi tiết thi công cách ghép cốp pha cột:

Sử dụng các đệm gỗ đặt trong lòng khối móng làm cữ để ghim khung cố định chân cột.

Lần lượt dựng các mảnh từ trong ra ngoài; sau đó đóng đinh để liên kết 4 mảnh với nhau, lắp gông và nêm chặt.

Kiểm tra xem cột có thẳng hay không bằng dây dọi.

Dùng cây chống hoặc móng neo để cố định ván khuôn cột.

Sau khi ghép cốp pha xong, việc đổ bê tông cột cũng được tiến hành đảm bảo theo đúng các bước:
  • Đưa bê tông vào khối đổ cốp pha cột qua cửa đổ thông qua máng đổ.
  • Chiều cao rơi tự do của bê tông được tính toán không quá 2m.
  • Đầm được đưa vào trong để đảm bảo theo phương thẳng đứng, sử dụng đầm dùi. Chiều sâu mỗi lớp bê tông khi đầm khoảng từ 30 – 50cm. Thời gian đầm khoảng 40 giây . Trong quá trình thực hiện đổ bê tông cột cần tránh làm sai lệch cốt thép để đảm bảo tính chính xác cho quá trình thi công cột.
  • Khi đổ bê tông cột; lớp dưới của cột thường bị rỗ do các cốt liệu to thường bị ứ đọng ở đáy cột. Để giải quyết được tình trạng này; bạnnên đổ một lớp vữa xi măng dày từ 10 – 20 cm ở đáy cột để đảm bảo giải quyết được tình trạng ứ đọng cốt liệu kể trên.
Lưu ý trước khi chuẩn bị ghép cốp pha cột là để lại phần cửa sổ để cho việc đổ bê tông. Sau đó trừa lại lỗ ở chân cột để trước khi đổ bê tông sẽ cần vệ sinh. Trình tự đổ bê tông được thực hiện theo hướng dẫn: Đổ từ xa tới gần, đổ từ trong ra ngoài, đổ từ vị trí thấp đến vị trí cao; đổ bê tông theo từng lớp, đổ xong lớp nào sẽ đầm lớp bê tông đó hơn.Cách

Điều kiện tháo dỡ cốp pha cột

Sau khi ghép cốp pha cột thành công, tiến hành đổ bê tông cột; và trải qua thời gian đủ để bê tông cột đông cứng thì cần phải tiến hành tháo dỡ cốp pha.

Thời gian tháo dỡ cốp pha giàn giáo là khi bê tông cột đã đạt được các yêu cầu về cường độ và kết cấu chống chịu lại được các tải trọng tác động trong những giai đoạn thi công tiếp theo của công trình. Việc tiến hành tháo dỡ cốp pha cần tránh những va chạm với các kết cấu bê tông và gây nên ứng suất đột ngột.

Thi-công-ghép-cốp-pha-ván-khuôn-cột-nhà-dân-1.jpgViệc tiến hành tháo dỡ cốp pha cột được thực hiện nhanh hay chậm; phụ thuộc vào quy mô công trình và số lượng cột được đổ.

Những yêu cầu về chất lượng cốp pha

Công tác ghép cốp pha cột cũng như cách ghép cốp pha cột như thế nào; quy trình thực hiện ra sao thì đều cần đạt được những yêu cầu về mặt chất lượng sản phẩm sau khi hoàn thiện. Sau quá trình thi công và lắp ghép cốp pha cột thành công; bạn cần kiểm định được chính xác những yêu cầu về chất lượng cốp pha như thế nào; nhằm đảm bảo được những tiêu chuẩn sau khi hoàn thiện như sau:
  • Cốp pha cột cũng cần phải được đảm bảo độ kín khít; bởi vì như vậy mới có thể đảm bảo được chứa được bê tông tươi và lỏng ở bên trong.
  • Hình dạng và kích thước của cốp pha cũng như vị trí lắp đặt ;phải được thực hiện đúng với thiết kế khuôn. Điều đó mới có thể để chế tạo được kết cấu bê tông đúng với hình dạng; cũng như kích thước yêu cầu theo tiêu chuẩn thiết kế.
  • Cách ghép cốt pha cột sau khi được hoàn thiện cũng cần phải đảm bảo; giữ được hình trong suốt quá trình hình thành nên kết cấu bê tông bền vững.
  • Cốp pha sau khi thi công xong cũng cần phải đảm bảo được khả năng chịu lực. Điều này cần được thực hiện bởi cốp pha cột cần phải chịu lực thay cho bê tông; khi bê tông ở dạng lỏng. Chỉ đến khi bê tông đã đóng rắn; và đạt được khả năng chịu lực nhất định mới được tháo dỡ khuôn.
  • Cốp pha cũng cần được phải thiết kế và chế tạo sẵn để dễ dàng; trong việc tháo dỡ và lắp đặt.
  • Cốp pha cần phải được thiết kế,;cũng như cần được chế tạo bền vững để có thể sử dụng được nhiều lần. Tránh khả năng bị lãng phí, cũng như đem lại hiệu quả sử dụng, hiệu quả kỹ thuật cao nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

User Login

Lost your password?
Cart 0
0985208275
Liên hệ