THI CÔNG ÉP CỌC BÊ TÔNG CỐT THÉP KHI NÀO THÌ DỪNG

Trước khi tiến hành thi công ép cọc cần phải có đầy đủ hồ sơ kỹ thuật như: báo cáo khảo sát địa chất khu vực, bản thiết kế móng, bản đồ các công trình ngầm… và các thông số kỹ thuật của cọc ép.

Trong quá trình thi công ép cọc, cọc được coi là ép xong khi thoả mãn 2 điều kiện:

Chiều dài cọc đã ép vào đất nền trong khoảng Lmin <= Lc <= Lmax

Trong đó:

  • Lmin , Lmax là chiều dài ngắn nhất và dài nhất của cọc được thiết kế dự báo theo tình hình biến động của nền đất trong khu vực.
  • Lc là chiều dài cọc đã hạ vào trong đất so với cốt thiết kế;

Lực ép trước khi dừng trong khoảng (Pep) min <= (Pep)KT <= (Pep)max

Trong đó :

  • (Pep) min là lực ép nhỏ nhất do thiết kế quy định;
  • (Pep)max là lực ép lớn nhất do thiết kế quy định;
  • (Pep)KT là lực ép tại thời điểm kết thúc ép cọc, trị số này được duy trì với vận tốc xuyên không quá 1cm/s trên chiều sâu không ít hơn ba lần đường kính ( hoặc cạnh) cọc.

Trường hợp không đạt 2 điều kiện trên người thi công phải báo cho chủ công trình và thiết kế để sử lý kịp thời khi cần thiết, làm khảo sát đất bổ sung, làm thí nghiệm kiểm tra để có cơ sở lý luận sử lý.







Ghi chép trong quá trình thi công ép cọc

  • Khi cọc đã cắm sâu từ 30-50 cm thì ghi chỉ số lực ép đầu tiên. Sau đó, khi cọc xuống được 1m lại ghi lực ép tại thời điểm đó vào nhật ký thi công cũng như khi lực ép thay đổi đột ngột. Đến giai đoạn cuối cùng là lực ép có giá trị bằng 0,8 giá trị lực ép giới hạn tối thiểu, bắt đầu từ đây ghi lực ép trong từng đoạn 20cm cho tới khi ép xong.
  • Để biết được lực ép đầu cọc bạn có thể dùng công thức:

P(ép) = 2 x S(pittong) x Chỉ số đồng hồ (hoặc = Chỉ số đồng hồ/ 3,14)

Trong đó:

P(ép) là lực ép đầu cọc

S(pittong) là tiết diện pittong

Tham gia thảo luận

Compare listings

So sánh
0985208275
Contact