Lập dự toán công trình là khâu quan trọng bắt buộc phải có trước khi tiến hành xây dựng. Bởi qua đây chủ đầu tư có thể dự kiến được số tiền cần chi trả, đồng thời chọn được nhà thầu phù hợp để thương thảo ký kết hợp đồng. Ngoài ra, bản dự toán còn dùng để thẩm tra, phê duyệt và quyết toán công trình khi hoàn thiện. Nếu bạn muốn biết cách lập dự toán công trình, hãy tham khảo nội dung bài viết chia sẻ dưới đây.
Dự toán công trình là gì?
Dự toán công trình là dự kiến tính toán giá trị công trình trước khi thi công xây dựng. Việc lập dự toán công trình sẽ căn cứ trên cơ sở khối lượng các công việc xác định theo thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công.
Về bản chất thì lập dự toán công trình cũng giống như bất kỳ việc lập dự toán một loại hàng hóa nào trên thị trường, với công thức chung là: khối lượng x đơn giá = thành tiền. Vậy nên, việc lập dự toán công trình này nhìn chung cũng khá đơn giản.
Hướng dẫn cách lập dự toán công trình
Trước khi tìm hiểu cách lập dự toán công trình, bạn cần xác định các yếu tố tương ứng với các bước trong quy trình lập dự toán bao gồm: lập danh mục công việc, khối lượng của từng công việc và đơn giá của từng công việc xây dựng.
Bước 1: Lập danh mục công việc
Đối với những công trình thi công xây dựng có nhiều hạng mục, thì việc đầu tiên bạn cần làm là phân chia các đầu mục công việc sao cho rõ ràng, rành mạch và logic (từ đầu mục lớn đến đầu mục nhỏ).
Chẳng hạn như: Phân hạng mục lớn của một công trình xây dựng gồm các đầu mục như: phần móng, phần điện, phần thân, phần nước, phần mái và phần hoàn thiện,… Từ các đầu mục lớn, bắt đầu tiến hành chẻ nhỏ công việc như ở phần móng bao gồm: Đào đất, bê tông lót, ván khuôn móng, cốt thép móng, bê tông móng…
Mục đích của lập danh mục công việc này là để xác định được đơn giá công việc. Dựa vào định mức công việc gồm: hao phí về khối lượng của vật liệu, nhân công, máy thi công cấu thành nên 1 đơn vị công việc bạn sẽ xác định được chính xác đơn giá.
Khối lượng công việc sẽ được đưa ra cụ thể dựa vào bản vẽ thiết kế. Vậy nên, để lập được dự toán về khối lượng bạn cũng cần đọc được bản vẽ để xác định khối lượng là bao nhiêu?
Bước 3: Lập dự toán đơn giá
Sau khi xác định được khối lượng, việc tính đơn giá sẽ trở nên vô cùng dễ dàng. Tuy nhiên, để tính được dự toán phần xây dựng của một hạng mục hay công trình ta phải tính được giá trị của từng công việc xây dựng sau đó cộng lại. Công thức tính như sau:
Giá trị của từng công việc = Khối lượng bóc tách từ thiết kế x Đơn giá công việc
Trong đó:
Khối lượng bóc tách từ thiết kế đã được nêu ở bước 2.
Đơn giá công việc = ( KL hao phí định mức VL x Đơn giá VL)
- (KL hao phí định mức Nhân công x Đơn giá nhân công)
- (KL định mức Ca máy x Đơn giá ca máy)
- Chi phí khác
Mỗi một loại đơn giá sẽ có một cách tính khác nhau. Dưới đây là chi tiết về cách tính cho từng loại đơn giá.
- Xác định giá vật liệu
Việc xác định đơn giá vật liệu có thể dùng theo giá cả thị trường tại thời điểm lập dự toán.
Phương pháp 2: Dùng báo giá của nhà sản xuất hay nhà cung cấp
- Xác định đơn giá nhân công
Việc xác định đơn giá nhân công bao gồm: lương chính, các khoản phụ cấp có tính lương và tính chi phí theo chế độ chính sách đối với công nhân trực tiếp xây dựng.
Tuy nhiên, nó không bao gồm tiền lương phụ cấp của công nhân điều khiển phục vụ máy thi công; công nhân vận chuyển ngoài công trường, công nhân bốc xếp vật tư. Theo đó, có hai phương pháp để có thể xác định đơn giá nhân công gồm:
Phương pháp 1: Lập đơn giá theo báo giá nhân công trên thị trường tại thời điểm lập dự toán
Phương pháp 2: Lấy theo giá nhân công tính theo mức lương cơ bản của Nhà nước
- Xác định đơn giá ca máy
Để xác định đơn giá ca máy, bạn có thể thực hiện theo 2 phương pháp; như việc xác định đơn giá vật liệu và đơn giá nhân công.
Ví dụ như: Máy khoan bê tông cầm tay có đơn giá ca máy; dựa vào định mức chi phí khấu hao, định mức chi phí sửa chữa, định mức chi phí khác của máy; chi phí nhiên liệu, năng lượng và chi phí nhân công điều khiển máy….
- Xác định đơn giá các chi phí khác
Đối với các loại chi phí trực tiếp khác, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước; đều nằm trong Thông tư 06/2016/TT-BXD có bảng 3.7, 3.8 để tra các định mức chi phí này. Bạn cần xem công trình của mình thuộc loại công trình nào; là công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi hay hạ tầng kỹ thuật; để chọn định mức cho phù hợp. Ngoài ra, chi phí dự phòng cũng là điều mà bạn cần quan tâm đề đưa vào bảng dự toán.
>>> Sau khi xác định được đầy đủ các đơn giá, bạn tiến hành cộng lại với nhau; để ra được bản dự toán đơn giá chính xác nhất.