DMCA.com Protection Status
preloader

QUY PHẠM THI CÔNG NGHIỆM THU CÔNG TÁC BÊ TÔNG

Các vật liệu để sản xuất bê tông phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật theo các tiêu chuẩn hiện hành, đồng thời đáp ứng các yêu cầu bổ sung của công tác thiết kế.

Trong quá trình lưu kho, vận chuyển và chế tạo bê tông, vật liệu phải được được bảo quản, tránh nhiễm bẩn hoặc bị lẫn lộn cỡ hạt và chủng loại. Khi gặp các trường hợp trên, cần có ngay biện pháp khắc phục để đảm bảo sự ổn định về chất lượng.

Các loại vật liệu không hoàn toàn phù hợp tiêu chuẩn hoặc không đề cập trong tiêu chuẩn này, chỉ sử dụng để sản xuất bê tông, nếu có đủ luận cứ khoa học và công nghệ (thông qua sự xác nhận của một cơ sở kiểm tra có đủ tư cách pháp nhân) và được sự đồng ý của chủ đầu tư.

Xi măng

Xi măng sử dụng phải thỏa mãn các quy định của các tiêu chuẩn:

  • Xi măng poóclăng TCVN 2682 : 1985.
  • Xi măng poóc – lăng Pufzơlan TCVN 4033 : 1985.Xi măng poóclăng – xỉ hạt lò cao TCVN 4316 : 1986.
Các loại xi măng đặc biệt như xi măng bền sunfát, xi măng ít tỏa nhiệt…. dùng theo chỉ dẫn của thiết kế.

Chủng loại và mác xi măng sử dụng phải phù hợp với thiết kế và điều kiện, tính chất, đặc điểm môi trường làm việc của kết cấu công trình.

Việc sử dụng xi măng nhập khẩu nhất thiết phải có chứng chỉ kỹ thuật của nước sản xuất. Khi cần thiết phải thí nghiệm kiểm tra để xác định chất lượng theo tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành.

Việc kiểm tra xi măng tại hiện trường nhất thiết phải tiến hành trong các trường hợp.

  • Khi thiết kế thành phần bê tông;
  • Có sự nghi ngờ về chất lượng của xi măng;
  • Lô xi măng đã được bảo quản trên 3 tháng kể từ ngày sản xuất.

Việc vận chuyển và bảo quản xi măng phải tuân theo tiêu chuẩn TCVN 2682 ; 1992 “Xi măng poóclăng”.

Cát.

Cát dùng để làm bê tông nặng phải thỏa mãn các yêu cầu của tiêu chuẩn TCVN 1770 : 1986 “Cát xây dựng – Yêu cầy kỹ thuật”.

Chú thích: Đối với các loại cát có hạt nhỏ (mô đun độ lớn dưới 2), khi sử dụng phải tuân theo tiêu chuẩn 20 TCVN 127 : 1986 “Cát mịn để làm bê tông và vữa xây dựng”.
  • Thí nghiệm kiểm tra chất lượng cát được tiến hành theo các tiêu chuẩn từ TCVN 337 : 1986 đến TCVN 346 : 1986 “Cát xây dựng – phương pháp thử”.
  • Nếu dùng cát vùng biển hoặc vùng nước lơ thì nhất thiết kiểm tra hàm lượng Cl- và SO –. Nếu dùng cát mỏ, cát đồi thì cần phải kiểm tra cả hàm lượng Silic vô đình hình.

Bãi chứa cát phải khô ráo, đổ đống theo nhóm hạt theo mức độ sạch bẩn để tiện sử dụng và cần có biện pháp chống gió bay mưa trôi và lẫn tạp chất.

Cốt liệu lớn.

Cốt liệu lớn dùng cho bê tông bao gồm đá dăm nghiền đập từ đá thiên nhiên, sỏi dăm đập từ sỏi thiên nhiên. Khi sử dụng các loại cốt liệu lớn này phải đảm bảo chất lượng theo quy định của tiêu chuẩn TCVN 1771 : 1986 “Đá dăm, sỏi dăm, sỏi dùng trong xây dựng”.

Ngoài yêu cầu của TCVN 1771 : 1986, đá dăm, sỏi dùng cho bê tông cần phân thành nhóm có kích thước hạt phù hợp với những quy định sau:
  • Đối với bản, kích thước hạt lớn nhất không được lớn hơn 1/2 chiều dày bản;
  • Đối với các kết cấu bê tông cốt thép, kích thước hạt lớn nhất không được lớn hơn 3/4 khoảng cách thông thuỷ nhỏ nhất theo mặt cắt ngang của kết cấu;
  • Đối với công trình thi công cốp pha trượt, kích thước hạt lớn nhất không quá 1/10 kích thước cạnh nhỏ nhất theo mặt cứt ngang của kết cấu;
  • Khi dùng máy trộn bê tông có thể tích lớn hơn 0,8m3, kích thước lớn nhất của đá dăm và sỏi không vượt quá 120mm. Khi dùng máy trộn có thể tích nhỏ hơn 0,8m2, kích thước lớn nhất không vượt quá 80mm;
  • Khi vận chuyển bê tông bằng máy bơm bê tông, kích thước hạt lớn nhất không được lớn hơn 0,4 đường kính trong của vòi bơm đối với đá sỏi và 0,33 đối với đá dăm;
  • Khi đổ bê tông bằng ống vòi voi, kích thước hạt lớn nhất không lớn hơn 1/3 chỗ nhỏ của đường kính.

Nước

Nước dùng để trộn và bảo dưỡng bê tông phải đảm bảo yêu cầu của tiêu chuẩn TCVN 4506 : 1987 “Nước cho bê tông và vữa – Yêu cầu kỹ thuật”.

Các nguồn nước uống đều có thể dùng để trộn và bảo dưỡng bê tông. Không dùng nước thải của các nhà máy, nước bẩn từ hệ thống thoát nước sinh hoạt, nước ao hồ chứa nhiều bùn, nước lẫn dầu mỡ để trộn và bảo dưỡng bê tông.

Phụ gia

Để tiết kiệm xi măng hoặc cải thiện các đặc tính kỹ thuật của hỗn hợp bê tông và bê tông, có thể dùng các loại phụ gia thích hợp trong quá trình chế tạo bê tông.

Việc sử dụng phụ gia phải đảm bảo:

  • Tạo ra hỗn hợp bê tông có tính năng phù hợp với công nghệ thi công;
  • Không gây ảnh hưởng đến tiến độ thi công và khòng tác hại tới yêu cầu sử dụng của công trình sau này;
  • Không ảnh hưởng đến ăn mòn cốt thép.

Các loại phụ gia sử dụng phải có chứng chỉ kỹ thuật được các cơ quan quản lý Nhà nước công nhận. Việc sử dụng phụ gia cần tuân theo chỉ dẫn của nơi sản xuất.

Chất độn

Các chất độn vào bê tông phải đảm bảo không ảnh hưởng đến tuổi thọ của bê tông và không gây ăn mòn cốt thép.

Khi sử dụng các chất độn phải thông qua thí nghiệm để có đủ cơ sở kinh tế kỹ thuật, đồng thời phải được sự đồng ý của cơ quan thiết kế và chủ đầu tư.

Chú thích:

  1. Chất độn là những chất khoáng mịn có thể thêm vào bê tông để cải thiện một số tính chất của hỗn hợp bê tông.
  2. Có hai loại chất độn: chất độn ở dạng trơ và chất độn có hoạt tính (bột xỉ quặng tro nhiệt điện, bộn puzơlan…).

Thi công công tác bê tông

Chọn thành phần bê tông (bắt buộc áp dụng).

Để đảm bảo chất lượng của bê tông, tuỳ theo tầm quan trọng của từng loại công trình hoặc từng bộ phận công trình, trên cơ sở quy định mác bê tông của thiết kế thành phần bê tông được chọn như sau:

  • Đối với bê tông mác 100 có thể sử dụng bảng tính sẵn ghi ở phụ lục C;
  • Đối với bê tông mác 150 trở lên thì thành phần vật liệu trong bê tông phải được thiết kế thông qua phòng thí nghiệm (tính toán và đúc mẫu thí nghiệm).
Thiết kế thành phần bê tông
  • Công tác thiết kế thành phần bê tông do các cơ sở thí nghiệm có tư cách pháp nhân thực hiện. Khi thiết kế thành phần bê tông phải đảm bảo các nguyên tác:
    • Sử dụng đúng các vật liệu sẽ dùng để thi công;
    • Độ sụt hoặc độ cứng của hỗn hợp bê tông xác định tuỳ thuộc tính chất của công trình, hàm lượng cốt thép, phương pháp vận chuyển, điều kiện thời tiết. Khi chọn độ sụt của hỗn hợp bê tông để thiết kế cần tính tới sự tổn thất độ sụt trong thời gian lưu giữ và vận chuyển. Độ sụt của hỗn hợp bê tông tại vị trí đổ có thể tham khảo theo bảng 11.
Quy-phạm-thi-công-nghiệm-thu-công-tác-bê-tông.jpg

Hiệu chỉnh thành phần bê tông tại hiện trường.

  • Việc hiệu chỉnh thành phần bê tông tại hiện trường được tiến hành theo nguyên tác không làm thay đổi tỷ lệ N/X của thành phần bê tông đã thiết ké.
  • Khi cốt liệu ẩm cần giảm bớt lượng nước trộn, giữ nguyên độ sụt yêu cầu.
  • Khi cần tăng độ sụt hỗn hợp bê tông cho phù hợp với điều kiện thi công thì có thể đồng thời thêm nước và xi măng để giữ nguyên tỷ lệ N/X.

Tuỳ thuộc quy mô và mức độ của công trình mà xác định các loại hồ sơ thí nghiệm bê tông theo yêu cầu của bảng 19.

Chế tạo hỗn hợp bê tông

Xi măng, cát, đá dăm hoặc sỏi và các chất phụ gia lỏng để chế tạo hỗn hợp bê tông được cân theo khối lượng. Nước và chất phụ gia cân đong theo thể tích. Sai số cho phép khi cân, đong không vượt quá các trị số ghi trong bảng 12.

Cát rửa xong, để khô ráo mới tiến hành cân đong nhằm giảm lượng nước ngậm trong cát.

Độ chính xác của thiết bị cân đong phải kiểm tra trước mỗi đợt đổ bê tông. Trong quá trình cân đong thường xuyên theo dõi để phát hiện và khắc phụ kịp thời.

Hỗn hợp bê tông cần được trộn bằng máy. Chỉ khi nào khối lượng ít mới trộn bằng tay.

Quy-phạm-thi-công-nghiệm-thu-công-tác-bê-tông-1.jpgChú thích: Lượng nước cho vào bê tông phải kể cả lượng nước trong phụ gia và lượng nước trong cốt liệu ẩm.

Trình tự đổ vật liệu vào máy trộn cần theo quy định sau:

  • Trước hết đổ 15% – 20% lượng nước, sau đó đổ xi măng và cốt liệu cùng một lúc đồng thời đổ dần và liên tục phần nước còn lại;
  • Khi dùng phụ gia thì việc trộn phụ gia phải thực hiện theo chỉ dẫn của người sản xuất phụ gia.

Thời gian trộn hỗn hợp bê tông được xác định theo đặc trưng kỹ thuật của thiết bị dùng để trộn. Trong trường hợp không có các thông số kỹ thuật chuẩn xác thì thời gian ít nhất để trộn đều một mẻ bê tông ở máy trộn có thể lấy theo các trị số ghi ở bảng 13.

Trong quá trình trộn để tránh hỗn hợp bám dính vào thùng trộn, cứ sau 2 giời làm việc cần đổ vào thùng trộn toàn bộ cốt liệu lớn và nước của một mẻ trộn và quay máy trộn khoảng 5 phút, sau đó cho cát và xi măng vào trộn tiếp theo thời gian đã quy định.
Nếu trộn bê tông bằng thủ công thì sàn trộn phải đủ cứng, sạch và không hút nước. Trước khi trộn cần tưới ẩm sàn trộn để chống hút nước từ hỗn hợp bê tông. Thứ tự trộn hỗn hợp bằng thủ công như sau: Trộn đều cát và xi măng, sau đó cho và trộn đều thành hỗn hợp khô, cuối cùng cho nước và trộn đều cho đến khi được hỗn hợp đồng màu và có độ sụt như quy định.

Vận chuyển hỗn hợp bê tông.

Việc vận chuyển hỗn hợp bê tông từ nơi trộn đến nơi đổ cần đảm bảo các yêu cầu:

  • Sử dụng phương tiện vận chuyển hợp lý, tránh để hỗn hợp bê tông bị phân tầng, bị chảy nước xi măng và bị mất nước do gió nắng.
  • Sử dụng thiết bị, nhân lực hỗn hợp và phương tiện vận chuyển cần bố trí phù hợp với khối lượng, tốc độ trộn, đổ và đầm bê tông;
  • Thời gian cho phép lưu hỗn hợp bê tông trong quá trình vận chuyển cần được xác định bằng thí nghiệm trên cơ sở điều kiện thời tiết, loại xi măng và loại phụ gia sử dụng. Nếu không có các số liệu thí nghiệm có thể tham khoả các trị số ghi ở bảng 14.
Quy-phạm-thi-công-nghiệm-thu-công-tác-bê-tông-3.jpgVận chuyển hỗn hợp bê tông bằng thủ công chỉ áp dụng với cự ly không xa quá 200m. Nếu hỗn hợp bê tông bị phân tầng cần trộn lại trước khi đổ vào cốp pha.

Khi dùng thùng treo để vận chuyển hỗn hợp bê tông thì hỗn hợp bê tông đổ vào thùng treo không vượt quá 90 – 95% dung tích của thùng.

Vận chuyển hỗn hợp bê tông bằng ô tô hoặc thiết bị chuyên dùng cần đảm bảo các quy định và các yêu cầu sau:

  • Chiều dày lớp bê tông trong thùng xe cần lớn hơn 40cm nếu dùng ô tô ben tự đổ;
  • Nếu vận chuyển bằng thiết bị chuyên dùng vừa đi vừa trộn thì công nghệ vận chuyển được xác định theo các thông số kỹ thuật của thiết bị sử dụng.
  • Khi dùng máy bơm bê tông để vận chuyển phải đảm bảo các yêu cầu sau:
  • Thành phần và độ sụt của hỗn hợp bê tông cần được thử nghiệm và bơm thử nhằm đảm bảo chất lượng bê tông và điều kiện thi công, đồng thời phù hợp với tính năng kỹ thuật của thiết bị bơm.
  • Khi thi công trong thời tiết nóng, mặt ngoài ống cần che phủ hoặc sơn trắng để hạn chế bức xạ mặt trời làm nóng bê tông.
  • Khi vận chuyển hỗn hợp bê tông bằng băng chuyền phải đảm bảo các yêu cầu dưới đây:
  • Cấu tạo mặt làm việc của băng chuyền theo dạng hình máng và dùng loại băng chuyền cao su. Băng chuyền dạng phẳng chỉ sử dụng khi chiều dài đường vận chuyển dưới 200m;
  • Góc nghiêng của băng chuyền không vượt quá các trị số ở bảng 15. Mặt băng chuyền phải nghiêng đều, không gấp gẫy đột ngột;
  • Tốc độ vận chuyển của băng chuyền không vượt quá 1m/s. Tốc độ vận chuyển của các băng chuyền trong hệ thống không chênh lệch nhau quá 0,1m/s;
  • Đổ bê tông vào băng chuyên được thực hiện qua phễu hoặc máng để hỗn hợp bê tông được rải đều và liên tục trên băng chuyền. Chiều dày của lớp bê tông trên băng chuyền phụ thuộc vào sức chịu tải cho phép của từng loại băng chuyền;
  • Bê tông chuyển từ băng chuyền này sang băng chuyền khác hoặc từ băng chuyền đổ vào cốp pha cần thực hiện qua ống phễu để hướng hỗn hợp bê tông rơi thẳng đứng.
Quy-phạm-thi-công-nghiệm-thu-công-tác-bê-tông-4.jpgĐổ và đầm trong công tác bê tông

Việc đổ bê tông phải đảm bảo các yêu cầu:

  • Không làm sai lệch vị trí cốt thép, vị trí cốt pha và chiều dày lớp bê tông bảo vệ cốt thép.
  • Không dùng đầm dùi để dịch chuyển ngang bê tông trong cốp pha;
  • Bê tông phải được đổ liên tục cho tới khi hoàn thành một kết cấu nào đó theo quy định của thiết kế.
  • Để tránh sự phân tầng, chiều cao rơi tự do của hỗn hợp bê tông khi đổ không vượt quá 1,5m.

Khi đổ bê tông có chiều cao rơi tự do lớn hơn 1,5m phải dùng máng nghiêng hoặc ống vòi voi. Nếu chiều cao rơi trên 10m phải dúng ống vòi voi có thiết bị chấn động.

  • Khi dùng ống vòi voi thì ống lệch nghiêng so với phương thẳng đứng không quá 0,25m trên 1m chiều cao, trong mọi trường hợp phải đảm bảo đoạn ống dưới cùng thảng đứng.

Khi dùng máng nghiêng thì máng phải kín và nhẵn. Chiều rộng của máng không được nhỏ hơn 3 – 3,5 lần đường kính hạt cốt liệu lớn nhất. Độ dốc của máng cần đảm bảo để hỗn hợp bê tông không bị tắc, không trượt nhanh sinh ra hiện tượng phân tầng. Cuối máng cần đặt phễu thẳng đứng để hướng hỗn hợp bê tông rơi thẳng đứng vào vị trí đổ và thường xuyên vệ sinh sạch vữa xi măng trong lòng máng nghiêng.

Khi đổ bê tông phải đảm bảo các yêu cầu:

  • Giám sát chặt chẽ hiện trạng cốp pha đà giáo và cốt thép trong quá trình thi công để xử lý kịp thời nếu có sự cố xảy ra;
  • Mức độ đổ đầy hỗn hợp bê tông vào cốp pha phải phù hợp với số liệu tính toán độ cứng chịu áp lực ngang của cốp pha do hỗn hợp bê tông mới đổ gây ra;
  • ở những vị trí mà cấu tạo cốt thép và cốp pha không cho phép đầm máy mới đầm thủ công;
  • Khi trời mưa phải che chắn, không để nước mưa rơi vào bê tông. Trong trường hợp ngừng đổ bê tông quá thời gian quy định ở (bảng 18) phải đợi đến khi bê tông đạt 25 daN/cm2 mới được đổ bê tông, trước khi đổ lại bê tông phải xả lý làm nhám mặt. Đổ bê tông vào ban đêm và khi có sương mù phải đảm bảo đủ ánh sáng ở nơi trộn và đổ bê tông.

Chiều dày mỗi lớp đổ bê tông phải căn cứ vào năng lực trộn, cư li vận chuyển, khả năng đầm, tính chất của kết cấu và điều kiện thời tiết để quyết định, nhưng không vượt quá các trị số ghi trong bảng 16.

Quy-phạm-thi-công-nghiệm-thu-công-tác-bê-tông-5.jpgĐổ bê tông
  • Khi đổ bê tông móng cần đảm bảo các quy định của điều 6.4.1. Bê tông móng chỉ được đổ lên lớp đệm sạch trên nền đất cứng.

Đổ bê tông cột, tường.

  • Cột có chiều cao nhỏ hơn 5m và tường có chiều cao hơn 3m thì nên đổ liên tục.
  • Cột có kích thước cạnh nhỏ hơn 40cm; tường có chiều dày nhỏ hơn 15cm và các cột có tiết diện bất kỳ nhưng có đai cốt thép chồng chéo thì nên đổ bê tông liên tục trong từng giai đoạn có chiều cào 1,5m.
  • Cột cao hơn 5m và tường cao hơn 3m nên chia làm nhiều đợt đổ bê tông; nhưng phải bảo đảm vị trí và cấu tạo mạch ngừng thi công hợp lý.
  • Đổ bê tông kết cấu khung
  • Kết cấu khung nên đổ bê tông liên tục; chỉ khi cần thiết mới cấu tạo mạch ngừng, nhưng phải theo quy định của điều 6.6.4.
  • Đổ bê tông dầm, bản.
  • Khi cần đổ liên tục bê tông dầm, bản toàn khối với cột hay tường; trước hết đổ xong cột hay tường; sau đó dừng lại 1 giờ – 2 giờ để bê tông có đủ thời gian co ngót ban đầu, mới tiếp tục đổ bê tông dầm và bản. Trường hợp không cần đổ bê tông liên tục thì mạch ngừng thi công ở cột và tường đặt cách mặt dưới của dầm và bản từ 2cm – 3cm.
  • Đổ be tông dầm (xà) và bản sàn phải được tiến hành đồng thời. Khi dầm, sàn và các kết cấu tương tự có kích thước lớn (chiều cao lớn hơn 80cm); có thể đổ riêng từng phần nhưng phải bố trí mạch ngừng thi công thích hợp; theo quy định của điều 6.6.5.
  • Đổ bê tông kết cấu vòm.
  • Các kết cấu vòm phải đổ bê tông đồng thời từ hai bên chân vòm đến đỉnh vòm, không đổ bên thấp bên cao. Nếu có mạch ngừng thi công thì mặt phẳng của mạch ngừng phải vuông góc.
  • Vòm có khẩu độ dưới 10m nên đổ bê tông liên tục từ chân vòm đến đỉnh vòm.
  • Vòm có khẩu độ lớn hơn 10m thì cứ 2m – 3m có một mạch ngừng vuông góc với trục cong của vòm, rộng 0,6m – 0,8m. Các mạch ngừng này được chèn lấp bằng bê tông có phụ gia nở sau khi bê tông đổ trước đã co ngót.
  • Đổ bê tông tường trên đó có xây vòm của tường hầm phải đảm bảo các quy định sau:
  • Các lớp đổ bê tông tường phải lên đều và đổ dần cho đến độ cao cách chân vòm 40c thì dừng lại; để bê tông có thời gian co ngót và sau đó thi công vòm.
  • Phần đổ bê tông tiếp giáp giữa tường và chân vòm cần được xử lý đảm bảo yêu cầu theo quy định của thiết kế.
  • Đổ bê tông mặt đường, sân bãi và đường băng sân bay phải đảm bảo các yêu cầu sau:
  • Đổ bê tông liên tục hết toàn bộ chiều dày mỗi lớp bê tông;
  • Đặt khe co giãn nhiệt ẩm theo quy định của thiết kế. Nếu thiết kế không quy định thì khe co giãn nhiệt ẩm được đặt theo hai chiều vuông góc cách nhau 4m – 6m; chiều rộng khe 1cm – 2cm và có chiều cao bằng chiều dày kết cấu;
  • Thời gian ngừng đổ bê tông giữa hai lớp phải phù hợp.
  • Đầm bê tông.

Việc đầm bê tông phải đảm bảo các yêu cầu sau:

  • Có thể dùng các loại đầm khác nhau, nhưng phải đảm bảo sao cho sau khi đầm bê tông được đầm chặt và không bị rỗ.
  • Thời gian đàm tại mỗi vị trí phải đảm bảo cho bê tông được đầm kỹ. Dấu hiện để nhận biết bê tông đã được đầm kỹ là vữa xi măng nổi lên bê mặt và bộ khí không còn nữa;
  • Khi sử dụng đàm dùi, bước di chuyển của đầm không vượt quá 1,5 bán kính tác dụng của đầm; và phải cắm sâu vào lớp bê tông đã đổ trước 10cm;
  • Khi cần đầm lại bê tông thì thời điểm đầm thích hợp là 1,5 giờ – 2 giờ sau khi đầm lần thứ nhất. Đầm lại bê tông chỉ thích hợp với các kết cấu có diện tích bề mặt lớn như sàn mái, sân bãi, mặt đường ôtô …. không đầm lại cho bê tông khối lớn.

Bảo dưỡng bê tông (bắt buộc áp dụng)

Sau khi đổ bê tông phải được bảo dưỡng trong điều kiện có độ ẩm; và nhiệt độ cần thiết để đóng rắn và ngăn ngừa các ảnh hưởng có hại; trong quá trình đóng rắn của bê tông.

Bảo dưỡng ẩm
  • Bảo dưỡng ẩm là quá trình giữ cho bê tông có đủ độ ẩm cần thiết; để ninh kết và đóng rắn sau khi tạo hình. Phương pháp và quy trình bảo dưỡng ẩm thực hiện theo TCVN 5592 : 1991 “Bê tông nặng – yêu cầu bảo dưỡng ẩm tự nhiên)”.
  • Thời gian bảo dưỡng ẩm cần thiết không được nhỏ hơn các trị số ghi trong bảng 17. Trong thời kỳ bảo dưỡng, bê tông phải được bảo vệ chống các tác động cơ học; như rung động, lực xung kích, tải trọng và các tác động có khả năng gây hư hại khác.
Trong đó:
  • Rth BD – Cường độ bảo dưỡng tới hạn;
  • Tct BD – thời gian bảo cần thiết
  • Vùng A (Từ Diễn Châu trở ra Bắc)
  • Vùng B (Phía Đông Trường Sơn và từ Diễn Châu đến Thuận Hải)
  • Vùng C (Tây Nguyên và Nam Bộ)

Mạch ngừng thi công

Mạch ngừng thi công phải đặt ở vị trí mà lực cắt và mômen uốn tương đối nhỏ; đồng thời phải vuông góc với phương truyền lực nén vào kết cấu.

Mạch ngừng thi công nằm ngang:
  • Mạch ngừng thi công nằm ngang nên đặt ở vị trí bằng chiều cao cốp pha.
  • Trước khi đổ bê tông mới, bề mặt bê tông cũ cần được xử lý, làm nhám, làm ẩm; và trong khi đổ phải đầm lèn sao cho lớp bê tông mới bám chặt vào lớp bê tông cũ, đảm bảo tính liền khối của kết cấu.
Mạch ngừng thẳng đứng.
  • Mạch ngừng thi công theo chiều thẳng đứng hoặc theo chiều nghiêng; nên cấu tạo bằng lưới thép với mắt lưới 5mm – 10mm và có khuôn chắn.
  • Trước khi đổ lớp bê tông mới cần tưới nước làm ẩm bề mặt bê tông cũ, làm nhám bề mặt; rửa sạch và trong khi đổ phải đầm kỹ để đảm bảo tính liền khối của kết cấu.
Mạch ngừng công tác thi công đổ bê tông ở cột
Mạch ngừng ở cột nên đặt ở các vị trí sau:
  • ở mặt trên của móng
  • ở mặt dưới của dầm, xà hay dưới công xôn đỡ dầm cần trục.
  • ở mặt trên của dầm cần trục.

Dầm có kích thước lớn và liên khối với bản thì mạch ngừng thi công bố trí cách mặt dưới của bản từ 2cm – 3cm.

Khi đổ bê tông sàn phẳng thì mạch ngừng thi công có thể đặt ở bất kỳ vị trí nào nhưng phải song song với cạnh ngắn nhất của sàn.

Khi đổ bê tông ở các tấm sàn có sườn theo hướng song song với dầm phu thì mạch ngừng thi công bố trí trong khoảng 1/3 đoạn giữa của nhịp dầm.

  • Khi đổ bê tông theo hướng song song với dầm chính thì mạch ngừng thi công bố trí ở trong hai khoảng giữa của nhịp dầm và sàn (mỗi khoảng dài 1/4 nhịp).

Khi đổ bê tông kết cấu khối lớn, vòm, bể chứa, công trình thuỷ lợi; cầu và các bộ phận phức tạp của công trình; mạch ngừng thi công phải thực hiện theo quy định của thiết kế.

Công tác thi công bê tông chống thấm mái (bắt buộc áp dụng).

Các mái và sàn có lớp bê tông chống thấm nước đều phải được thi công đúng theo yêu cầu của TCVN 5718 : 1993 “Mái bằng và sàn bê tông cốt thép trong công trình xây dựng – Yêu cầu chống thấm nước”.

Khe co giãn nhiệt ẩm của lớp bê tông chống thấm mái phải đặt theo hai chiều thẳng góc. Đối với mái không có lớp chống nóng, khe co giãn phải đặt cách nhau 6m – 9m. Đối với mái có lớp chống nóng đảm bảo yêu cầu kỹ thuật; khoảng cách khe co giãn không vượt quá 18m.

Công tác thi công bê tông khối lớn

Các kết cấu bê tông và bê tông cốt thép được gọi là khối lớn khi kích thước cạnh nhỏ nhất không dưới 2,5m và chiều dày lớn hơn 0,8m.

  • Khi thi công bê tông khối lớn có các biện pháp hạn chế ứng suất nhiệt phát sinh do chênh lệch nhiệt độ giữa mặt ngoài và trong lòng khối bê tông trong quá trình đóng rắn.
Chú thích: Các biện pháp khống chế nhiệt độ phải thực hiện theo các chỉ dẫn của thiết kế. Trường hợp thiết kế không chỉ dẫn có thể hạn chế bớt ứng suất nhiệt bằng các biện pháp sau:
  • Dùng phụ gia hóa dẻo để giảm lượng xi măng
  • Dùng xi măng ít tỏa nhiệt;
  • Dùng phụ gia chậm đông kết;
  • Làm lạnh cốt liệu và trộn bê tông bằng nước nhiệt độ thấp;
  • Đặt các đường ống dẫn nhiệt từ trong lòng bê tông ra ngoài bằng nước lạnh;
  • Độn thêm đá học vào khối đổ;
  • Che phủ quanh khối bê tông bằng vật liệu cách nhiệt để giữ đồng đểu nhiệt độ trong khối bê tông;
  • Chia các khối đổ thích hợp để hạn chế sự tích tụ nhiệt trong lòng bê tông. Việc chia khối đổ cần xác định cụ thể có tính đến điều kiện thi công; vật liệu bê tông, điều kiện thời tiết và đặc điểm kết cấu.
Khi thi công công tác bê tông khối lớn phải thực hiện những quy định sau:
  • Khi chia kết cấu thành nhiều khối đổ theo chiều cao; thì mặt tiếp giáp giữa các khối đổ phải được đánh xờm để đảm bảo tính liền khối;
  • Việc đổ bê tông khép kín các khối chèn được thực hiện sau khi các khối đổ trước đã co ngót; và nhiệt độ đã giảm tương ứng với quy định trong thiết kế tổ chức thi công.
  • Đối với móng chịu tải trọng động nên đổ bê tông liên tục, không có mạch ngừng thi công. Trường hợp cần có mạch ngừng để phù hợp với điều kiện thi công thì phải được thiết kế quy định.
  • Bê tông phải đổ liên tục thành nhiều lớp có chiều dày đều nhau; phù hợp với đặc trưng của máy đầm sử dụng; và đổ theo một phương nhất định cho tất cả các lớp.
    • Đổ bê tông theo phương pháp bậc thang (cùng một lúc đổ hai ba lớp); chỉ thực hiện khi đã có thiết kế thi công; và các chỉ dẫn về công nghệ đổ bê tông bậc thang;
  • Khoảng thời gian ngừng cho phép giữa các lớp đổ để không tạo thành khe lạnh phải qua thí nghiệm; căn cứ vào nhiệt độ môi trường, điều kiện thời tiết,;tính chất của xi măng sử dụng và các nhân tố khác để quyết định.
Chú thích:
  1. Thời gian tạm ngừng cho phép đổ bê tông ;có thể tham khảo các trị số ở bảng 18 nếu không có điều kiện thí nghiệm.
  2. Nếu thời gian tạm ngừng vượt quá thời gian quy định trong bảng 18; thì phải xử lý bề mặt bê tông.
Quy-phạm-thi-công-nghiệm-thu-công-tác-bê-tông-7.jpgKhi xử lý cần thực hiện như sau:
  • Cường độ của lớp bê tông bên dưới chưa đạt đến 25daN/cm2; thì không được làm công tác chuẩn bị ở trên mặt để đổ lớp bê tông khác;
  • Mặt bê tông đã đông kết và sau 4 giờ – 10 giờ; thì dùng vòi phun nước, bàn chải sắt làm nhám mặt bê tông;
  • Trước khi đổ bê tông lớp trên, mặt bê tông xử lý phải vệ sinh sạch; hút khô nước và rải một lớp vữa xi măng cát vàng dầy 2cm – 3cm.

Thời gian tháo cốp pha phải căn cứ vào cường độ đạt được của bê tông; đồng thời xem xét khả năng khống chế vết nứt vì nhiệt. Tránh tháo cốp pha khi có sự chênh lệch nhiệt độ giữa khối bê tông và nhiệt độ mối trường. Không tháo cốp pha khi có luồng gió lạnh. Khi nhiệt độ trong lòng bê tông và nhiệt độ môi trường chênh lệch nhau quá 150C – 200C; thì phải có lớp phủ bảo vệ bề mặt bê tông sau khi tháo cốp pha.

Những kết cấu khối lớn không có cốt thép; hoặc có ít cốt thép có thể độn thêm đá học để giảm lượng xi măng; hạn chế nhiệt độn khối đổ; nhưng phải đảm bảo chất lượng theo yêu cầu thiết kế.

Khi thi công bê tông có độn thêm đá hộc cần đảm bảo các quy định sau:
  • Kích thước cạnh nhỏ nhất của kết cấu khối lớn được độn đá học phải lớn hơn 100cm.
    • Kích thước lớn nhất của đá hộc không được lớn hơn 1/3 kích thước nhỏ nhất của khối đổ. Đá có dạng thoi dẹt không được sử dụng. Cường độ của đá hộc không được thấp hơn cường độ của cốt liệu lớn trong bê tông;
  • Đá học được xếp thưa cách đều trong khối bê tông theo mọi phía với khoảng cách không nhỏ hơn 30cm. Bê tông nằm trong vùng chịu kéo không được độn thêm đá hộc;
  • Khi đổ bê tông độn đá hộc trong thời tiết nóng; cần có biện pháp giảm nhiệt độ đá hộc thích hợp; sao cho đá hộc có nhiệt độ tương đường với nhiệt độ của hỗn hợp bê tông ngay sau khi trộn.
Bảo dưỡng bê tông khối lớn
  • Nhiệm vụ chủ yếu của việc bảo dưỡng bê tông khối lớn; là khống chế sự chênh lệch nhiệt độ giữa bề mặt bê tông và trong lòng khối bê tông; nhằm hạn chế vết nứt vì nhiệt. Việc bảo dưỡng này phải căn cứ vào điều kiện thực tế mà áp dụng các biện pháp sau:
    • Dẫn nhiệt từ trong lòng khối bê tông ra ngoài bằng đường ống với nước có nhiệt độ thấp hoặc bằng không khí lạnh;
    • Bao phủ bề mặt bê tông để giữ cho nhiệt độ của khối bê tông được đồng đều từ trong ra ngoài;
    • Không tháo dỡ cốp pha trước bảy ngày.

Thi công công tác bê tông trong thời tiết nóng và trong mùa mưa.

Việc thi công bê tông trong thời tiết nóng được thực hiện khi nhiệt độ môi trường cao hơn 300C. Cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa; và xử lý thích hợp đối với vật liệu, quá trình trộn, đổ, đầm; và bảo dưỡng bê tông để không làm tổn hại đến chất lượng bê tông do nhiệt độ cao của môi trường gây ra.

Nhiệt độ của hỗn hợp bê tông từ máy trộn; nên khống chế không lớn hơn 300C và khi đổ không lớn hơn 350C.

Việc khống chế nhiệt độ hỗn hợp bê tông có thể căn cứ vào điều kiện thực tế để áp dụng như sau:

  • Dùng nước mát để hạ thấp nhiệt độ cốt liệu lớn trước khi trộn; dùng nước mát để trộn và bảo dưỡng bê tông;
  • Thiết bị, phương tiện thi công, bãi cát đá, nơi trộn và nơi đổ bê tông cần được che nắng;
  • Dùng xi măng ít tỏa nhiệt;
  • Dùng phụ gia hóa dẻo có đặc tính phù hợp với môi trường nhiệt độ cao;
  • Đổ bê tông vào ban đêm hoặc sáng sớm; và không nên thi công bê tông vào những ngày có nhiệt độ trên 350C.
Khi thi công công tác bê tông khối lớn trong thời tiết nóng phải đảm bảo các quy định.

Thi công bê tông trong mùa mưa cần đảm bảo các yêu cầu sau:

  • Phải có các biện pháp tiêu thoát nước cho bãi cát, đá, đường vận chuyển, nơi trộn và nơi đổ bê tông;
  • Tăng cường công tác thí nghiệm xác định độ ẩm của cốt liệu để kịp thời điều chỉnh lượng nước trộn; đảm bảo giữ nguyên tỷ lẹ nước/xi măng theo đúng thành phần đã chọn;
  • Cần có mái che chắn trên khối đổ khi tiến hành thi công bê tông dưới trời mưa.

Thi công công tác bê tông bằng cốp pha trượt

Quá trình thi công bê tông bằng cốp pha trượt được thực hiện theo những quy định sau:

Đổ bê tông tạo chân trước khi trượt với chiều cao 70cm – 80cm, chia làm hai lớp như sau:

  • Lớp thứ nhất được đổ vào cốp pha với chiều cao 35cm – 40cm;
  • Lớp thứ hai được đổ tiếp theo, khi lớp thứ nhất đã được đổ và đầm xong trên toàn bộ cốp pha nhưng bê tông chưa ninh kết;
Sau bước nâng đầu tiên, quá trình đổ và trượt được thực hiện liên tục. Lúc này mỗi lớp bê tông được đổ với chiều cao phù hợp với các biện pháp thi công.

Việc nâng cốp pha theo chu kỳ được thực hiện theo tốc độ trượt; đã xác định trong thiết kế tổ chức thi công; nhưng phải đảm bảo khi trượt lô bê tông thì cường độ bê tông đã đạt từ 15N/cm2 – 25N/cm2.

Kiểm tra độ thăng bằng của sàn thao tác; sai sô tim trục và độ thẳng đứng của cốp pha trượt; được thực hiện bằng các thiết bị, phương tiện và biện pháp thích hợp; để đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.

Bề mặt bê tông cần được giữ ẩm theo chế độ bảo dưỡng của TCVN 5592 : 1991.

Hoàn thiện bề mặt bê tông.

Trong mọi trường hợp, bê mặt bê tông phải được hoàn thiện thỏa mãn yêu cầu về chất lượng; độ phẳng và đồng đều về màu sắc theo quy định của thiết kế.

Việc hoàn thiện bề mặt bê tông được chia làm 2 cấp:

  • Hoàn thiện thông thường.
  • Hoàn thiện cấp cao.

Hoàn thiện thông thường:

  • Sau khi tháo cốp pha, bề mặt bê tông phải được sửa chữa các khuyết tật và hoàn thiện; để đảm bảo độ phẳng nhẵn và đồng đều về màu sắc. Mức độ gồ ghề của bề mặt bê tông khi đo áp sát bằng thước 2m không vượt quá 7mm.

Hoàn thiện cấp cao đòi hỏi độ phẳng nhẵn khi kiểm tra bằng thước 2m; độ gồ ghề không vượt quá 5mm và phải đảm bảo đồng đều và màu sắc.

Chú thích:
  1. Trạng thái bề mặt bê tông được hoàn thiện ở đây là những kết cấu mà bề mặt bê tông không trái hoặc không bao phủ bề mặt.
  2. Việc hoàn thiện thông thường bề mặt bê tông có thể thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau ;tuỳ theo mức độ khuyết tật và tính chất kết cấu. Khi sửa chữa các khuyết tật như rỗ, xước, hở thép, nứt …. có thể thực hiện theo các phương pháp truyền thống; (trát, vá, phun vữa xi măng, đục tẩy và xoa nhẵn bề mặt….). Khi tạo độ đồng đều về màu sắc cần lưu ý việc pha trộn vật liệu ;để sữa chữa các khuyết tật trên bề mặt.
  3. Các bề mặt hoàn thiện cấp cao thường được thực hiện theo phương pháp xoa mài bằng máy ;hoặc bằng thủ công tuỳ theo quy mô, diện tích bề mặt kết cấu; và theo quy định của thiết kế.

Kiểm tra và nghiệm thu công tác bê tông.

Kiểm tra công tác bê tông

Việc kiểm tra chất lượng thi công công tác bê tông toàn khối bao gồm các khâu; lắp dựng cốp pha đà giáo, cốt thép, chế tạo hỗn hợp bê tông; và dung sai của các kết cấu trong công trình.

Kiểm tra chất lượng bê tông bao gồm việc kiểm tra vật liệu, thiết bị; quy trình sản xuất, các tính chất của hỗn hợp bê tông đã đông cứng. Các yêu cầu kiểm tra này được ghi ở bảng 19.

Độ sụt của hỗn hợp bê tông được kiểm tra tại hiện trường theo các quy định sau:
  • Đối với bê tông trộn tại hiện trường cần kiểm tra ngay sau khi trộn mẻ bê tông đầu tiên.
  • Đối với bê tông trộn sẵn tại các trạm trộn bê tông (bê tông thương phẩm); cần kiểm tra mỗi lần giao hàng tại nơi đổ bê tông.
  • Khi trộn bê tông trong điều kiện thời tiết; và độ ẩm vật liệu ổn định thì kiểm tra một lần trong một ca.
  • Khi có sự thay đổi chủng loại và độ ẩm vật liệu cũng như khi thay đổi thành phần cấp phối bê tông; thì phải kiểm tra ngay mẻ trộn đầu tiên; sau đó kiểm tra thêm ít nhất một lần trong một ca.

Các mẫu kiểm tra cường độ bê tông được lấy tại nơi đổ bê tông; và được bảo dưỡng ẩm theo TCVN 3105 : 1993.

Các mẫu thí nghiệm xác định cường độ bê tông được lấy theo từng tổ; mỗi tổ gồm ba viên mẫu được lấy cùng một lúc và ở cùng một chỗ ;theo quy định của TCVN 3105 : 1993. Kích thước viên mẫu chuẩn 150mm x 150mm. Số lượng tổ mẫu được quy định theo khối lượng như sau:

  • Đối với bê tông khối lớn cứ 500m3 lấy một tổ mẫu khi khối lượng bê tông
trong một khối đổ lớn hơn 1000m3 và cứ 250m3 láy một tổ mẫu ;khi khối lượng bê tông trong một khối đổ dưới 1000m3;
  • Đối với các móng lớn, cứ 100m3 bê tông lấy một tổ mẫu; nhưng không ít hơn một tổ mẫu cho một khối móng;
  • Đối với bê tông móng bệ máy có khối đổ lớn hơn 50m3 lấy một tổ mẫu ;nhưng vẫn lấy một tổ mẫu khi khối lượng ít hơn 50m3;
  • Đối với khung và các kết cấu móng (cột, dầm, bản, vòm…) cứ 20m3 bê tông lấy một tổ mẫu…;
  • Trường hợp đổ bê tông các kết cấu đơn chiếc; có khối lượng ít hơn thì khi cần vẫn lấy một tổ mẫu;
  • Đối với bê tông nền, mặt đường (đường ô tô, đường băng…); cứ 200m3 bê tông lấy một tổ mẫu; nhưng nếu khối lượng bê tông ít hơn 200m3 vẫn phải lấy một tổ mẫu;
  • Để kiểm tra tính chống thấm nước của bê tông; cứ 500m3 lấy một tổ mẫu nhưng nếu khối lượng bê tông ít hơn vẫn phải lấy một tổ mẫu. Cường độ bê tông trong công trình sau khi kiểm tra ở tuổi 28 ngày; bằng ép mẫu đúc tại hiện trường được coi là đạt yêu cầu thiết kế; khi giá trị trung bình của từng tổ mẫu; không được nhỏ hơn mác thiết kế; và không có mẫu nào trong các tổ mẫu có cường độ dưới 85% mác thiết kế.
Nghiệm thụ công tác bê tông:

Công tác nghiệm thu bê tông được tiến hành tại hiện trường và phải có đầy đủ các hồ sơ sau:

  • Chất lượng công tác cốt thép (theo biên bản nghiệm thu trước lúc đổ bê tông);
  • Chất lượng bê tông (thông qua kết quả thử mẫu và quan sát bằng mắt tại hiện trường);
  • Kích thước, hình dáng, vị trí của kết cấu; các chi tiết đặt sẵn, khe co giãn so với thiết kế;
  • Bản vẽ hoàn công của từng loại kết cấu;
  • Các bản vẽ cho phép thay đổi các chi tiết và các bộ phận trong thiết kế;
  • Các kết quả kiểm tra cường độ bê tông trên các mẫu thử; và các kết quả kiểm tra chất lượng các loại vật liệu khác nếu có;
  • Các biên bản nghiệm thu cốt thép, cốp pha trước khi đổ bê tông;
  • Các biên bản nghiệm thu nền móng;
  • Các biên bản nghiệm thu trung gian của các bộ phận kết cấu;
  • Sổ nhật ký thi công.
Dung sai cho phép.
  • Các sai lệch cho phép về kích thước và vị trí của các kết cấu bê tông; và bê tông cốt thép toàn khối so với thiết kế; không vượt quá các trị số ghi trong bảng 20. Các sai lệch này được xác định theo các phương pháp đo đạc bằng các thiết bị và dụng cụ chuyên dùng.
Quy-phạm-thi-công-nghiệm-thu-công-tác-bê-tông-12.jpg

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

User Login

Lost your password?
Cart 0
0985208275
Liên hệ