DMCA.com Protection Status

Dịch vụ thi công lắp đặt sàn gỗ

Lắp đặt sàn gỗ

Thi công sàn gỗ

Thi công sàn gỗ công nghiệp là xu hướng nội thất hiện đại và được ứng dụng tại rất nhiều công trình. Sàn gỗ công nghiệp vừa có tính thẩm mỹ cao, bền bỉ lại rất cạnh tranh về giá cả. Mọi ưu điểm của sản phẩm sẽ trở lên hoàn hảo hơn khi bạn có được cho mình một địa chỉ uy tín. Nếu bạn không có kinh nghiệm, chưa biết cách lát sàn gỗ và đang tìm kiếm một đơn vị thi công lắp đặt sàn gỗ công nghiệp giá rẻ, uy tín, chất lượng – FULLHOUSE là lựa chọn hoàn hảo. Dịch vụ thi công lắp đặt sàn gỗ của FULLHOUSE là giải pháp tổng thể của bạn để lắp đặt và sửa chữa hầu hết các loại công nghiệp Malaysia, Thái LanChúng tôi luôn đảm bảo chất lượng tốt nhất, giá thành ưu đãi cạnh tranh cũng như dịch vụ chuyên nghiệp, nhanh chóng.

Sàn gỗ công nghiệp – Xu hướng nội thất hiện đại

Sàn gỗ công nghiệp mang trong mình đầy đủ vẻ đẹp “ tự nhiên”, sang trọng của gỗ đồng thời thể hiện nét hiện đại, tân thời. Bên cạnh đó, sàn gỗ công nghiệp còn chiếm trọn ưu thế về chi phí và tính ứng dụng. Do vậy mà có thể nói sàn gỗ công nghiệp là mấu chốt để hoàn thiện bức tranh nội thất hiện đại.

Đồ nội thất ván gỗ công nghiệp là các sản phẩm gỗ được sản xuất bằng cách sử dụng keo hoặc hóa chất hòa trộn với vụn gỗ tự nhiên để tạo thành

Sàn gỗ công nghiệp là gì?

Gỗ công nghiệp có nguồn gốc từ Đức, đã hình thành và phát triển khoảng 1 thế kỷ cho đến nay. Sàn gỗ công nghiệp là loại sàn gỗ nhân tạo được sản xuất từ bột gỗ tự nhiên. Các dăm gỗ, bột gỗ được ép nén bằng công nghệ cao để tạo thành vật liệu gỗ HDF. Loại sàn gỗ công nghiệp HDF này có thể thay thế hoàn toàn sàn gỗ tự nhiên giúp tiết kiệm chi phí và thân thiện hơn với môi trường.

Sàn gỗ công nghiệp có độ bền cao, không bị mối mọt, cong vênh,… như gỗ tự nhiên. Với các công nghệ hiện đại, bên cạnh chất lượng sàn gỗ công nghiệp hiện nay đều đạt đến độ thẩm mỹ cao, bề mặt có vân gỗ sắc nét mang đến vẻ đẹp toàn diện cho sản phẩm.

Cấu tạo của sàn gỗ công nghiệp

Sàn gỗ công nghiệp được cấu tạo từ 4 lớp chính:

  • Lớp phủ bề mặt: Đây là lớp phủ trên cùng của sàn gỗ công nghiệp. Có kết cấu mỏng, trong suốt, không màu có nhiệm vụ bảo vệ sàn gỗ. Lớp phủ trong suốt này được gia cường thành phần oxit nhôm để tăng độ cứng và khả năng chống trầy xước. Lớp nhựa bảo vệ này đảm nhận chức năng chống thấm, chống ẩm, chống trơn trượt và ngăn bụi bẩn, nấm mốc hình trên bề mặt sàn gỗ công nghiệp. Chúng ta có thể hình dung đây chính là lớp áo bảo vệ của sản phẩm.
  • Lớp vân gỗ: Đây chính là lớp vân gỗ mà mắt thường chúng ta dễ dàng nhìn thấy. Lớp vân này được tạo ra từ một lớp nhựa được thiết kế từ những công nghệ hiện đại. Chúng đem lại vẻ đẹp tự nhiên, tinh tế như gỗ thật. Ở lớp này có thể tạo được vân gỗ Căm Xe, vân Gỗ Đỏ,… với bất kỳ màu sắc nào chúng ta muốn. Đây cũng chính là ưu điểm để tạo nên sự đa dạng màu sắc, chủng loại của sàn gỗ công nghiệp.
  • Lớp lõi sàn gỗ công nghiệp: Lớp lõi hay lớp cốt gỗ là phần cấu tạo chính để tạo nên sàn gỗ công nghiệp. Phần này được tạo ra từ bột gỗ và phụ gia  được kết dính bằng keo thông qua công nghệ ép nén. Đây chính là lớp quyết định chất lượng của sản phẩm bởi nó quy định khả năng chống thấm và khả năng chịu lực của sàn gỗ. Chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào tỷ trọng cao hay thấp của lớp lõi này.
  • Lớp đáy sàn gỗ (lớp cân bằng): Lớp đế cân bằng được làm từ vật liệu polyme tổng hợp. Lớp đế này có tác dụng tạo tân bằng, chống cong vênh cho sản phẩm. Đồng thời chống thấm ngược từ bên dưới.

Các tiêu chuẩn đánh giá của sàn gỗ công nghiệp

Độ dày

Sàn gỗ công nghiệp hiện nay có 3 quy chuẩn về độ dày: 8mm, 10mm và 12 mm.

Tuỳ vào độ dày mà chất lượng của sàn gỗ cũng khác nhau. Các sàn gỗ 10mm thường đến từ các nhãn hiệu xuất xứ Châu Âu như Hornitex, Egger, Pergo.

Các sản phẩm 12mm có độ chịu lực và khả năng hấp thụ tiếng ồn tốt hơn loại 8mm.

Tiêu chuẩn chống mài mòn – AC Rating

Chống mài mòn là tiêu chí để đánh giá, đo lường khả năng chịu lực, chịu mài mòn và chống trầy xước của sàn gỗ công nghiệp. Tiêu chuẩn này được đánh giá thông qua chỉ số Abrasion Class viết tắt là AC và được phân thành 5 mức từ AC1 – AC5.  Chỉ số AC càng cao sàn gỗ công nghiệp càng tốt. Đồng thời chỉ số AC cao cũng đi kèm với giá cao.

Tuỳ vào mục đích và không gian sử dụng mà các nhà thầu thi công sẽ chọn loại sàn gỗ với mức AC phù hợp.

Ví dụ: Tiêu chuẩn AC3 thường phù hợp với các gia đình, chung cư hay các hàng quán nhỏ. Còn tiêu chuẩn AC5 sẽ phù hợp hơn với các trung tâm thương mại lớn, đông đúc người qua lại.

Tiêu chuẩn thân thiện môi trường (E)

Đây là tiêu chuẩn để đánh giá mức độ an toàn của sàn gỗ công nghiệp. Tiêu chuẩn thân thiện môi trường nhằm hạn chế các chất gây hại với sức khỏe con người cũng như môi trường. Khi sàn gỗ công nghiệp đạt tiêu chuẩn E tương đương với các hàm lượng phụ gia và Formaldehyde ở mức an toàn. Hiện nay, tiêu chuẩn tối thiểu là E1 để sàn gỗ an toàn khi sử dụng.

Tiêu chuẩn chống cháy (B)

Đối với các vật liệu công nghiệp thì tiêu chuẩn chống cháy là vô cùng quan trọng. Để đảm bảo an toàn khi mua sàn gỗ bạn nên cân nhắc kỹ về tiêu chuẩn chống cháy B. Tiêu chuẩn B1 là tiêu chuẩn tối thiểu mà các loại sàn gỗ công nghiệp cần đạt được.

Cấu tạo sàn gỗ công nghiệp

Sàn gỗ công nghiệp có tốt không?

Có thể nói sàn gỗ công nghiệp là vật liệu thay thế hoàn hảo cho gỗ tự nhiên bởi những ưu điểm vượt trội như:

Tính thẩm mỹ cao

Sàn gỗ công nghiệp có tính thẩm mỹ rất cao, các vân gỗ tạo nên vẻ đẹp tự nhiên, tinh tế cho sản phẩm. Sự đa dạng trong các đường vân, độ bóng của bề mặt cũng đem đến vẻ sang trọng cho không gian. Đồng thời các loại sàn gỗ công nghiệp hiện nay rất đa dạng, phù hợp với nhiều phong cách nội thất khác nhau.

Độ bền cao

Hầu hết các loại sàn gỗ công nghiệp đều có độ bền rất cao. Kết cấu bền vững giúp tăng khả năng chịu lực. Bề mặt sàn gỗ công nghiệp có khả năng chống trầy xước tốt hơn gỗ tự nhiên. Đồng thời không bị mối mọt hay cong vênh do tác động của môi trường. Do vậy mà tuổi thọ của sàn gỗ công nghiệp khá cao.

Màu sắc đa dạng

Sàn gỗ công nghiệp được thiết kế với nhiều kiểu vân gỗ và màu sắc khác nhau. Giúp chúng ta dễ dàng lựa chọn theo từng phong cách nội thất.

Khả năng giảm chấn tốt

So với nền gạch, sàn gỗ công nghiệp thường êm hơn và có độ đàn hồi nhất định nên khi va chạm sẽ giảm khả năng chấn thương. Điều này đặc biệt có lợi đối với người già và trẻ nhỏ.

Tạo hiệu ứng không gian tốt

Việc sử dụng sàn gỗ công nghiệp giúp mang đến không gian sống tốt hơn. Không những đem đến mỹ quan mà sàn gỗ công nghiệp còn giúp thông thoáng, giảm mất nhiệt và điều hoà không khí trong nhà. Sàn gỗ công nghiệp tạo cảm giác mát mẻ vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông, đem đến không gian sống tuyệt vời.

Dễ dàng vệ sinh

Sàn gỗ công nghiệp có kết cấu bề mặt nhẵn, trong suốt và có khả năng chống nấm mốc. Khi bụi hay các vết bẩn bám vào sàn chúng ta chỉ cần dùng khăn lau sạch một cách đơn giản. Việc vệ sinh sàn gỗ công nghiệp luôn đơn giản và nhanh hơn các loại nền gạch thông thường.

Chi phí thấp

So với gỗ tự nhiên thì sàn gỗ công nghiệp vừa thân thiện môi trường vừa tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều. Đồng thời chi phí thi công cũng thấp hơn do sử dụng ít nhân công hơn.

Thi công đơn giản

Việc thi công sàn gỗ công nghiệp rất đơn giản và tiết kiệm chi phí. Sàn gỗ công nghiệp lắp ghép đơn giản mà không cần sử dụng keo hay đinh. Đồng thời, sàn gỗ công nghiệp còn có thể tháo ra để tái sử dụng một cách linh hoạt mà không ảnh hưởng đến chất lượng.

Ứng dụng lót sàn gỗ trong thiết kế nội thất văn phòng

Ứng dụng của sàn gỗ công nghiệp trong thiết kế trang trí nội thất

Sàn gỗ công nghiệp được xem là loại vật liệu xanh, thân thiện với môi trường fa an toàn khi sử dụng. Nó được ứng dụng rộng rãi đặc biệt là trong xu hướng nội thất hiện đại.

  • Ứng dụng lớn nhất và phổ biến nhất chính là lát sàn nhà ở chung cư, nhà mặt đất, nhà hàng, shophouse, quán ăn, nhà ga, bến tàu,….
  • Dùng để ốp tường để tạo điểm nhấn trong trang trí nội thất, mang đến vẻ đẹp, sự khác biệt cho không gian.
  • Dùng để ốp trần thay thế các loại thạch cao, gỗ tự nhiên.
  • Dùng để trang trí, ốp cầu thang, hành lang.

Những lợi ích nên sử dụng ván sàn công nghiệp:

1- Tiện lợi, tiết kiệm chi phí, bảo quản dễ dàng.

2- Không bị cong vênh, chống nước và chống nồm bề mặt.

3- Luôn cho không gian sạch sẽ, như mang cả thiên nhiên vào trong nhà.

4- Ấm về mùa đông, mát về mùa hè, thân thiện bảo vệ sức khỏe và môi trường.

5- Bề mặt chống xước tốt, cách âm, chống ồn.

Nếu bạn đang suy nghĩ về việc lắp đặt một sàn gỗ cứng mới, bạn có thể gọi cho các chuyên gia của chúng tôi để hoàn thành công việc ngay trong lần đầu tiên. Các kỹ thuật viên là nhân viên FULLHOUSE của chúng tôi và có trung bình 10 năm kinh nghiệm. Chúng tôi sẽ hoàn thành công việc ngay và đúng giờ!

Lắp đặt sàn gỗ hiện đang là xu hướng của rất nhiều công trình nhà ở hiện đại. Tuy nhiên cũng như bất cứ vật liệu nào khác, để đảm bảo hiệu quả thi công tối ưu, chắc chắn chúng ta phải cân nhắc kỹ càng về cách lát sàn gỗ sao cho chuẩn xác nhất.

Quy trình thi công lắp đặt sàn gỗ

Theo chia sẻ của chuyên gia trong ngành, để ngôi nhà có thể sở hữu một bề mặt sàn đẹp nhất, chúng ta cần phải tuân thủ nghiêm ngặt theo quy trình kỹ thuật sau:

Bước 1: Khâu chuẩn bị lắp đặt sàn gỗ công nghiệp

+ Chuẩn bị mặt bằng đảm bảo phải chắc chắn và thông thoáng, khô giáo, không bị cản trở bởi các đồ vật.

+ Tập kết vật liệu sàn gỗ đúng nơi quy định, chuẩn bị phụ kiện theo máu sắc hoặc theo các đồ nội thất trong nhà.

+ Chuẩn bị công cụ, dụng cụ như máy cắt góc, máy cắt gỗ, đinh, keo và phụ kiện đồng bộ.

+ Vệ sinh nền nhà sạch sẽ, trải xốp lót sàn, căn chỉnh và tiến hành lắp sàn gỗ công nghiệp theo thứ tự

Bước 2: Vệ sinh sạch sẽ bề mặt

Đây chính là khâu đầu tiên chúng ta cần tiến hành trước khi lát sàn, dù là thi công trên chất liệu nền nào. Bạn sẽ cần chú ý thu dọn hết các chướng ngại vật, xử lý các vết lồi lõm nếu có. Sau đó thì phải quét dọn thật sạch bụi bẩn trên mặt nền. Bạn có thể dùng nước làm sạch nhưng phải chắc chắn rằng mặt nền khô ráo trước khi lắp sàn gỗ. Chỉ khi các yêu cầu này được đáp ứng thì hiệu quả thi công mới đảm bảo, bề mặt sàn gỗ sẽ bằng phẳng, chắc chắn và không có tiếng kêu ọp ẹp khi bạn di chuyển ở trên.

Thi công sàn gỗ

Bước 3:  Trải lớp lót sàn

Lớp lót sàn có vai trò giúp chống ẩm, chống mốc và làm đệm nâng đỡ, hạn chế tiếng ồn do ván lát sàn va chạm với bề mặt nền gây ra. Thông thường, lớp lót sẽ dùng xốp nilong, xốp tráng bạc hoặc cao su non. Tùy thuộc yêu cầu thi công mà chúng ta sẽ chọn độ dày xốp cho phù hợp, trung bình là khoảng 2mm. Khi trải, cần chú ý trải thật phẳng và cách chân tường khoảng 8mm nếu lát sàn gỗ dày 8mm, hoặc 12mm nếu lát sàn gỗ dày 12mm. Đặc biệt lưu ý không chồng xốp lên nhau và phải dán chắc các mối nối bằng băng keo nhé.

Trải lớp lót sàn

Bước 4: Lắp đặt sàn gỗ

Sau khi đã trải xong lớp xốp lót, chúng ta sẽ bắt tay vào việc lắp đặt sàn gỗ. Với bước này, bạn cần tuân thủ các quy tắc theo đúng cách lát sàn gỗ chuẩn như sau:

+ Lắp từng miếng ván sàn, từ miếng đầu tiên cho đến hết bắt đầu từ phía góc trái của phòng, nối tiếp nhau từ trong ra ngoài.

+ Chú ý chiều của vân gỗ phải song song với chiều ánh sáng chiếu vào phòng để tăng hiệu ứng thẩm mỹ.

+ Lắp chiều dài của thanh gỗ đặt dọc theo chiều dài mặt sàn để tạo sự thanh thoát.

+ Lát sàn từ trong ra ngoài, tạo mạch thẳng với mép cửa phòng.

+ Tấm thứ 2 chú ý lắp khớp với rãnh của tấm thứ nhất. Nên ấn mạnh thanh gỗ xuống để đảm bảo độ khít và chặt. Chú ý không dùng búa sắt để đóng trực tiếp vào sàn, bạn nên dùng búa cao su nhé.

lắp đặt sàn gỗ

+ Lắp tấm ván sàn gỗ đầu tiên của hàng thứ 2 bằng cách đặt khớp vào rãnh của hàng đầu tiên, dùng búa cao su và lót đệm gõ nhẹ cho khớp chặt vào hàng trên.

+ Chú ý nên chủ động chuyển ván sàn về nơi thi công trước 24h để vật liệu có thời gian thích nghi với môi trường.

+ Các mép nối đầu của từng thanh gỗ ghép so le với nhau hoặc ghép theo hình xương cá.

+ Khoảng cách tối tiểu giữa mép sàn và chân tường tối thiểu là 8mm để không gian đảm bảo cho sự giãn nở của vật liệu.

Bước 5:  Lắp đặt phụ kiện sàn gỗ

Phụ kiện sàn gỗ sẽ giúp tăng hiệu ứng thẩm mỹ cho sàn bằng cách che khuất các mối nối và các khe hở còn chừa lại. Các phụ kiện mà chúng ta có thể sử dụng như: phào nhựa chân tường, phào gỗ công nghiệp, phào gỗ tự nhiên, nẹp nhựa, nẹp inox, nẹp đồng, nẹp nhôm, nẹp hợp kim,… Chú ý nên chọn loại phụ kiện có màu sắc phù hợp với màu sàn gỗ để không gian thi công đảm bảo sự hài hòa nhất. Ở vị trí mối nối kết thúc với mép cửa thì dùng nẹp kết thúc, còn ở các vị trí chuyển tiếp màu hoặc vật liệu thì dùng nẹp chữ T.

Bước 6: Vệ sinh sạch sẽ

Sau khi xong khâu lắp phụ kiện, công trình của bạn gần như đã hoàn thiện 99%. Bước cuối cùng bạn cần làm đó là kiểm tra lại hiệu quả thi công và vệ sinh sạch sẽ. Bạn nên dùng máy hút bụi và khăn bông mềm, hơi ẩm một chút để làm sạch sàn. Sau khi vệ sinh xong, bạn có thể dọn vào ở ngay mà không cần phải chờ đợi gì nữa nhé.

Các kiểu lắp sàn gỗ

Để mang đến sự sáng tạo độc đáo cho không gian sống với sàn gỗ, trong khâu lắp đặt chúng ta có thể cân nhắc một số kiểu khác nhau. Như vậy, ngôi nhà của bạn chắc chắn sẽ đẹp và ấn tượng hơn đáng kể đấy.

Lát kiểu giỏ dệt hoặc kiểu xếp hình vuông

Cách lát sàn gỗ này thường được ứng dụng cho khu vực ngoài trời như ban công hay vườn hoa. Đối với sàn gỗ trong nhà, mọi người sẽ không hay chọn kiểu lát đan rổ hay xếp thành hình vuông.

Cách làm này thực hiện bằng cách dùng các tấm hình vuông ghép với nhau. Mỗi tấm lại gồm 4 tấm nhỏ đặt song song theo tỉ lệ 4:1, KT 280mm x 70mm.

Ưu điểm: Thi công nhanh, dễ dàng, có sẵn khớp nên chỉ cần sập vào.

Nhược điểm: Cách lát khá đơn giản nên không phù hợp lát sàn nội thất.

Lát kiểu thường, theo kiểu xếp đuổi

Cách lát sàn gỗ này là sắp xếp các tấm ván sàn theo hướng song song và ghép liên tục với nhau thành từng hàng một theo chiều của sàn gỗ. Khi nhìn sẽ thấy thanh này nối với thanh kia xếp so le nhau. Đây là một trong những kiểu lắp sàn được ưa chuộng hiện nay.

Ưu điểm: kỹ thuật dễ dàng, chi phí thấp, nhanh chóng. Đơn giản nhưng vẫn đảm bảo hiệu ứng thẩm mỹ cần thiết cho ngôi nhà.

Lát sàn kiểu xương cá

Lát sàn theo kiểu xương cá là phong cách cổ điển được không ít gia đình lựa chọn. Thông thường, cách lát này sẽ được áp dụng trong các ngôi nhà thiết kế phong cách châu Âu cầu kỳ và cổ kính. Các thanh gỗ được ghép đối xứng mang đến ấn tượng và hiệu ứng thu hút.

Ưu điểm: tính thẩm mỹ cao, sàn ghép đảm bảo độ bền chắc, chịu lực tốt, tránh hiện tượng biến dạng.

Nhược điểm: thi công phức tạp hơn các cách khác, tốn nhiều thời gina và công sức. Trong trường hợp hỏng hóc cần sửa chữa sẽ khá khó khăn vì hèm khóa đặc thù, nguyên liệu thay thế khó tìm, phải đặt hàng mới có.

Lát sàn kiểu chữ V

Mới nhìn thì nhiều người sẽ nhầm lẫn với kiểu xương cá, nhưng thực tế thì lại có sự khác biệt không nhỏ. Đây cũng là cách lát sàn gỗ theo phong cách cổ điển. Kiểu cách và cầu kỳ nên đòi hỏi kỹ thuật thi công phức tạp. Bởi vậy nên thợ thi công ít chủ động đề nghị khách hàng lựa chọn cách này.

Cách lát sàn gỗ – Dụng cụ thi công sàn gỗ?

Thi công sàn gỗ thường không đòi hỏi kỹ thuật quá phức tạp, chỉ trừ trường hợp bạn lựa chọn kiểu lắp đặc thù. Còn nếu không, chỉ cần một bộ dụng cụ đầy đủ cũng một số kiến thức quan trọng về cách lát sàn gỗ thì ngay cả bạn cũng có thể tự làm. Vậy thực tế thì nên tiến hành như thế nào?

Đầu tiên, nếu bạn muốn lắp ráp sàn gỗ cho ngôi nhà của mình, bạn sẽ cần chuẩn bị sẵn:

+ 1 thước dây và 1 cây bút chì để hỗ trợ công tác đo lường và đánh đấu kích thước.

+ 1 chiếc cưa tay để cắt chỉnh độ dài ván gỗ phù hợp với kích cỡ

+ 1 cưa sắt và 1 mũi khoan để xử lý các đường ống, góc cạnh,…

+ 1 bộ dụng cụ nghề gỗ cơ bản bao gồm kéo, nêm, búa cao su.

Khi bạn đã có đầy đủ dụng cụ, bạn có thể đọc kỹ theo hướng dẫn lắp đặt của nhà sản xuất và bắt tay vào thực hiện. Chỉ cần một chút khéo léo, tỉ mỉ, tin chắc rằng bạn có thể thành công.

Cách lắp ghép sàn gỗ công nghiệp

Trên thị trường hiện nay, không khó để nhận thấy sự đa dạng của các dòng sản phẩm ván sàn gỗ công nghiệp. Để đáp ứng cho những nhu cầu sử dụng khác nhau từ phía đông đảo người dùng, các thương hiệu mang đến không ít lựa chọn khác biệt về mẫu mã, kích cỡ, chất lượng, giá cả. Tuy nhiên, về phương diện lắp đặt thì lại tương đồng vì chúng đều có thiết kế hèm khóa. Bởi vậy, bạn chỉ cần áp dụng theo cách lát sàn gỗ đã chỉ ra ở trên thì hẳn là có thể tự thi công lắp ghép sàn gỗ công nghiệp cho ngôi nhà của mình rồi.

Một vài lưu ý trong cách lát sàn gỗ công nghiệp

Lát sàn gỗ công nghiệp không khó, tuy nhiên vẫn luôn tiềm ẩn một số rủi ro mà chúng ta phải chú ý để đảm bảo hiệu quả thi công tốt nhất. Cụ thể như:

Sàn gỗ có tiếng kêu khi di chuyển

Cảm giác sàn gỗ phát ra tiếng kêu khi di chuyển sau khi lát xong khá phổ biến. Nguyên nhân thường là do đường xẻ không được trơn mịn do lưỡi cưa cùn. Trường hợp này sẽ không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng thi công. Bạn có thể an tâm sử dụng bởi sau một thời gian thì tiếng kêu sẽ giảm dần thôi.

Gỗ bị hở hèm khóa

Sự cố này thường phát sinh do:

+ Quá trình thi công, hèm khóa giữa 2 tấm ván lát sàn chưa được đóng khít hoàn toàn.

+ Chất lượng sàn gỗ không tốt, bị giãn nở trong quá trình sử dụng khi môi trường thay đổi.

+ Lỗi kỹ thuật từ phía nhà sản xuất

Để khắc phục, thường thì bạn sẽ phải tháo ra và lắp lại. Nếu làm vậy vẫn không được, bạn bắt buộc phải thay một tấm ván khác vào vị trí này nhé.

Sàn gỗ bị phồng

Sự cố sàn gỗ bị phồng có thể xuất hiện do một trong số các trường hợp sau:

Sàn gỗ bị phồng một mảng lớn: do quá trình lắp sàn, thợ thi công không chừa lại đủ khoảng cách giãn nở cho sàn. Khi độ ẩm tăng, sàn có thể bị ẩm và giãn nỡ. Do chật chội, chúng sẽ phồng lên. Để khắc phục, bạn có thể tháo ra và cắt bớt 1 phần sàn ở gần chân tường để tạo khoảng cách giãn nở phù hợp.

Sàn bị phồng bề mặt: thường là do dính nước. Bạn nên chủ động lau khô ngay vết nước dính vào khi bắt gặp. Với các loại sàn gỗ công nghiệp có khả năng chịu nước cao, bạn có thể an tâm vì nó có thể tự phục hồi. Tuy nhiên, với sàn chịu nước kém, nếu bị ngấm nước nghiêm trọng thì bạn sẽ phải thay mới.

Cách lát sàn gỗ tự nhiên

Không đơn giản như khi thi công sàn gỗ công nghiệp, cách lát sàn gỗ tự nhiên đòi hỏi kỹ thuật khắt khe và tỉ mỉ hơn nhiều. Bạn sẽ cần phải chuẩn bị đầy đủ nguyên vật liệu và máy móc thiết bị như: máy khoan, máy cắt, keo dán, tấm ván gỗ và ổ điện. Thêm vào đó, phải đo đạc diện tích mặt sàn chính xác, đặc biệt cần chú ý khu vực cửa để có sự tính toán và điều chỉnh phù hợp.

Khi đã có sự chuẩn bị tươm tất về mọi mặt, bạn có thể tiến hành lắp đặt theo 1 trong cách lát sàn gỗ tự nhiên sau:

Cách lát sàn gỗ tự nhiên trên nền bê tông

Bước 1: xử lý bề mặt thi công

+ Đo đạc kỹ lưỡng kích thước để tính toán khối lượng nguyên vật liệu phù hợp.

+ Xử lý kỹ lưỡng bề mặt nền bê tông, đánh nhẵn và vệ sinh hết bụi bẩn. Hãy đảm bảo chắc chắn rằng nền sạch sẽ, bằng phẳng không có vết gồ ghề.

Bước 2: Trải foam

+ Cán 1 lớp keo sữa mỏng trên mặt nền bê tông đã được xử lý.

+ Trải đều 1 lớp foam lên phía trên để giảm ma sát và áp lực va đập giữa sàn gỗ tự nhiên và nền bê tông. Khâu này cần phải thực hiện tỉ mỉ, chính xác và đồng đều bởi nó quyết định độ êm, chắc và hiệu quả cách âm cho sàn trong sử dụng về sau.

Bước 3: Lắp sàn gỗ tự nhiên

+ Trét 1 lượng keo dán chuyên dụng vừa đủ và phần mộng âm của tấm ván sàn rồi nối đến mộng dương.

+ Dán trực tiếp ván sàn xuống bề mặt nền theo thứ tự từ trong ra ngoài đến lúc hết.

+ Chú ý, sau mỗi 3m thi công thì dùng van day van lại khoảng 2 – 3 tiếng để bề mặt keo có thời gian đông cứng cố định chắc chắn ván sàn. Sau đó thì tháo van ra và lắp tiếp cho đến khi xong.

Cách lát sàn gỗ tự nhiên trên khung xương gỗ

Bước 1: xử lý bề mặt sàn

Tương tự như cách thi công sàn gỗ tự nhiên trên bề mặt bê tông, bạn cũng cần phải xử lý sạch sẽ, bằng phẳng mặt nền. Có như vậy mới đảm bảo hiệu quả thi công tốt nhất.

Bước 2: Đóng khung xương gỗ

+ Tùy theo yêu cầu khách hàng để đóng khung xương từ gỗ tự nhiên phù hợp.

+ Khoan bê tông tại những vị trí khung xương đã chọn

+ Dùng vít nở đóng vào vị trí khoan, sau đó dùng vít liên kết để kết nối chắc chắn sàn gỗ với nền.

Bước 3: Lát sàn gỗ trên khung xương đã đóng

+ Bắn đinh trực tiếp vào phần trần dưới của mộng âm thanh gỗ để liên kết chắc chắn với khung.

+ Có thể dùng thêm foam hoặc giấy dầu giúp tăng hiệu quả chống ẩm và làm êm sàn.

Cách lát sàn gỗ tự nhiên trên ván dày 12mm

Bước 1: Xử lý bề mặt thi công

Tương tự như 2 cách trên, cần đảm bảo bề măt thi công phải sạch sẽ, khô ráo và bằng phẳng trước khi lắp sàn.

Bước 2: Lát ván ép

+ Lát ván ép trực tiếp lên mặt nền

+ Trải một lượng foam vừa đủ lên mặt ván lót

+ Sử dụng keo để dính chắc các điểm tiếp giáp của 2 lớp foam với nhau

Bước 3: Lắp đặt sàn gỗ tự nhiên

+ Sử dụng keo dán chuyên dụng, trát vừa đủ lên mộng âm đến mộng dương của thanh ván sàn.

+ Tiến hành dán trực tiếp thanh ván lên bề mặt ván một cách chắc chắn nhất.

+ Chú ý sử dụng keo vừa đủ tránh keo ít quá dán không chắc cũng như keo nhiều quá có thể tràn ra mép gây mất thẩm mỹ.

Trên đây là hướng dẫn cách lát sàn gỗ tự nhiên được áp dung theo 3 cách khác nhau. Tùy thuộc nhu cầu thi công mà chúng ta cân nhắc và lựa chọn phương án phù hợp nhất nhé.

Ước tính báo giá thi công lắp đặt sàn gỗ trọn gói

Bên cạnh việc lựa chọn mẫu mã, thiết kế hay cân nhắc về chất lượng sản phẩm. Thì việc tính toán dự trù chi phí thi công cũng là điều khách hàng hết sức quan tâm. Trong thực tế, chi phí lắp đặt sàn gỗ phụ thuộc vào không chỉ một yếu tố. Bởi vậy nếu muốn ước tính ra con số gần sát nhất, chúng ta cần phải cân nhắc dựa trên:

Vật tư sàn gỗ

Vật tư sàn gỗ chính là nhân tố đóng vai trò quyết định ở đây. Bạn nên tham khảo giá thành của các loại sàn gỗ ở một số địa chỉ phân phối uy tín để nắm được thông tin chính xác nhất. Chi phí cho sàn gỗ chính là phần chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng chi phí thi công của bạn.

Phụ kiện sàn gỗ

Bên cạnh vật tư chính, chúng ta cũng cần quan tâm đến chi phí cho phụ kiện. Bao gồm:

+ Chi phí phào chân tường: tính theo khối lượng và chủng loại bạn chọn là gì (phào gỗ, phào nhựa cứng,…)

+ Nẹp kết thúc: tính toán theo khối lượng và loại nẹp (nẹp nhựa, nẹp kim loại, nẹp hợp kim,…)

+ Xốp lót sàn:  giá thành thay đổi theo từng loại, thường thì lót cao su non có giá cao hơn cả.

Nhân công lắp đặt

Tiền nhân công lắp đặt thường tính theo diện tích cần thi công. Trung bình, mức giá dao động vào khoảng 20.000VNĐ/m2, tùy đơn vị.

Chi phí phát sinh khác

Ngoài những chi phí chính đã được liệt kê ở trên. Bạn cũng nên dự trù đến một số chi phí có thể phát sinh như: cắt bào chân cửa, di chuyển đồ đạc, tháo dỡ sàn cũ,…

Chi phí tổng cho việc lắp đặt sàn gỗ sẽ bằng tổng các chi phí trên cộng lại. Khi xác định được từng khoản nhỏ, hẳn là bạn đã có thể ước tính khá chính xác kinh phí mà mình sẽ cần bỏ ra.

Báo giá thi công lắp đặt sàn gỗ công nghiệp

1.1 Báo giá thi công sàn gỗ công nghiệp Malaysia

Nhắc đến giá thi công sàn gỗ công nghiệp thì không thể nào bỏ qua sàn gỗ Malaysia. Đây là một trong các dòng sàn gỗ công nghiệp cao cấp được nhập khẩu chính hãng hoàn toàn 100% tại Malaysia.

Và dưới đây là giá làm sàn gỗ công nghiệp Malaysia với một số thương hiệu nổi bật:

Tên thương hiệu Loại sàn gỗ Giá (VNĐ/m2)
Sàn gỗ Janmi 1283 x 193 x 8mm Liên hệ
1283 x 193 x 12mm Liên hệ
1283 x 115 x 12mm Liên hệ
Sàn gỗ Robina Nature Range Liên hệ
Narrow Plank Liên hệ
Standard Plank Liên hệ
V Groove Liên hệ
Sàn gỗ Rainforest 1205 x 191 x 8 mm Liên hệ
1203 x 189 x 12 mm Liên hệ
Sàn gỗ Fortune Sàn Fortune dày 8mm Liên hệ
Sàn Fortune dày 12mm Liên hệ

1.2 Báo giá thi công lắp đặt sàn gỗ công nghiệp Thái Lan

Sàn gỗ công nghiệp Thái Lan có mặt tại thị trường Việt Nam khoảng 10 năm nay. Hiện sàn gỗ Thái Lan nổi tiếng và trở nên phổ biến với nhiều thương hiệu như Thaixin, Leowood,… Và dưới đây là  giá thi công sàn gỗ công nghiệp của một số thương hiệu sàn gỗ Thái Lan bán chạy nhất hiện nay:

Tên thương hiệu Giá (VNĐ/m2)
Sàn gỗ Thaixin Liên hệ
Sàn gỗ Leowood Liên hệ

1.3 Báo giá thi công sàn gỗ công nghiệp Việt Nam

Sàn gỗ Việt Nam là loại sàn gỗ được sản xuất tại Việt Nam với dây chuyền sản xuất của Đức vô cùng hiện đại. Chính vì thế mà chất lượng sàn gỗ của Việt Nam không thua kém gì các loại sàn gỗ của các nước khác như Thái Lan, Malaysia,… Và điểm đặc biệt là báo giá thi công sàn gỗ công nghiệp Việt Nam thường rẻ hơn nhiều vì sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước và không tốn chi phí vận chuyển nhập khẩu.

Dưới đây là bảng báo giá thi công sàn gỗ Việt Nam mà bạn có thể tham khảo:

Tên thương hiệu Giá (VNĐ/m2)
Sàn gỗ Charm Wood Liên hệ
Sàn gỗ Glomax Liên hệ
Sàn gỗ Pago Liên hệ
Sàn gỗ Kosmos Liên hệ
Sàn gỗ Savi Liên hệ
Sàn gỗ Redsun Liên hệ

2. Báo giá thi công sàn gỗ tự nhiên mới nhất

Sàn gỗ tự nhiên ngày càng được mọi người ưa chuộng nhờ thân thiện với môi trường, an toàn, đặc biệt là nó thể hiện được sự đẳng cấp đối với không gian sống hiện đại. Sàn gỗ tự nhiên có nguồn gốc từ những loại gỗ quý trên toàn thế giới như Căm Xe, Gỗ Đỏ, Giá Tỵ, Giáng Hương,… Chính vì thế mà sàn gỗ tự nhiên không chỉ mang lại vẻ đẹp sang trọng, tinh tế mà còn có giá trị kinh tế cao.

Dưới đây là bảng báo giá thi công sàn gỗ tự nhiên:

Loại sàn gỗ tự nhiên Giá (VNĐ/m2)
Sàn gỗ Căm Xe Liên hệ
Sàn gỗ Sồi Trắng Liên hệ
Sàn gỗ Chiu Liu Liên hệ
Sàn gỗ Giáng Hương Liên hệ
Sàn gỗ Gõ Đỏ Liên hệ
Sàn gỗ Walnut Liên hệ
Sàn gỗ Giá Tỵ Liên hệ

Lý do khách hàng nên lựa chọn dịch vụ thi công sàn gỗ tại FULLHOUSE

 Là đơn vị có kinh nghiệm lâu năm, có đủ kỹ năng và sự hiểu biết rộng về kỹ thuật lắp đặt sàn gỗ.
FULLHOUSE nhận thi công sàn gỗ với chế độ bảo hành tận tình, chu đáo, hướng dẫn sử dụng sàn gỗ cẩn thận cho khách hàng sau khi thi công lắp đặt.
 Thường trực một đội ngũ thợ lắp đặt sàn gỗ tay nghề cao, luôn sẵn lòng phục vụ khách hàng khi có yêu cầu.
 Là nhà cung cấp sàn gỗ công nghiệp, sàn gỗ tự nhiên, sàn gỗ ngoài trời lớn trên thị trường.
 Phục vụ nhanh chóng và tức thời cho khách hàng trong những trường hợp cấp bách.
 Giá cả thi công sàn gỗ đảm bảo tốt nhất cho khách hàng, hỗ trợ tối đa các hạng mục dịch chuyển đồ đạc, cắt cửa gỗ trong trường hợp cần thiết.
Với những lý do trên thì khách hàng đã có thể an tâm sử dụng dịch vụ thi công sàn gỗ tại cơ sở của chúng tôi. Phương châm làm việc của chúng tôi là lấy sự hài lòng của khách hàng làm mục tiêu để phát triển lâu dài.

 

 

Tham gia thảo luận

Compare listings

So sánh
0985208275
Liên hệ