Mũ cọc có vai trò rất quan trọng trong công tác thi công cọc đóng, vừa đảm bảo cho cọc bê tông không bị nứt, vỡ, mà còn giữ cho sabô của búa không bị hư hại.
Thông thường các cơ sở sản xuất búa đều cung cấp đồng bộ cả giàn búa cùng loại mũ cọc tương ứng. Tuy nhiên, trong điều kiện nước ta chưa chế tạo được dàn búa, có thể thay thế mũ cọc chế sằn bằng cách tự gia công bằng hàn.
Khi đóng cọc bằng búa hơi đơn động và búa điêzen kiểu ống; nên dùng mũ cọc bê tông dạng chữ H đúc hoặc hàn có khoang trên và khoang dưới. Khi đóng cọc bằng búa điêzen kiểu cần; và búa hơi song động có thể dùng mũ cọc dạng chữ U chỉ có mình khoang dưới (xem Hình D.1).
Mũ cọc phải có lỗ tai hoặc vòng treo để ngoắc vào đầu búa; trong tư thế thẳng đứng bằng cáp. Khoang trên thường có dạng hình tròn sâu 100 mm đến 150 mm; cho búa hơi và 200 mm đến 300 mm cho búa điêzen. Khoang trên chứa giảm chấn để giảm tải trọng động lên búa cũng như lên chính mũ cọc. Ðường kính khoang trên thường rộng hơn đường kính sabô của búa khoảng 10 mm đến 15 mm; hoặc không nhỏ hơn kích cỡ ngoài của búa hơi.
Giảm chấn trên thường được làm từ các loại gỗ cứng (sồi, thông, sến, táu, lát…); cắt dọc thớ, đặt vuông góc chuẩn với trục chính. Bề dày của tấm giảm chấn trên phụ thuộc vào trọng lượng phần đập của búa; với búa điêzen kiểu ống có trọng lượng phần đập là 1 250, 1 800, 2 500, 3 500, 5 000 kG; thì chiều dày đệm không nhỏ hơn tương ứng là 150, 200, 200, 250, 300 mm; với búa hơi không nhỏ hơn 250 mm đến 300 mm.
Nghiêm cấm việc dùng tấm giảm chấn trên đã bị giập nát; có thể xảy ra nhát đập trực tiếp của búa vào mũ thép.
Kích cở khoang dưới của mũ cọc thường chỉ rộng hơn kích thước tiết diện cọc 1 cm. Chiều sâu khoang dưới khoảng 500 mm đến 600 mm. Tấm giảm chấn dưới có thể làm từ các vật liệu khác nhau .Bề dày của đệm dưới khi đóng cọc bê tông cốt thép phụ thuộc vào vật liệu đệm, tính nǎng kỹ thuật của búa, cọc, đặc điểm đất nền và xác định như tính toán.