Chi phí nguyên vật liệu là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng, được gia chủ đặc biệt quan tâm trong quá trình xây nhà. Nếu biết cách tính vật liệu xây dựng khi xây nhà đảm bảo sát với thực tế, bạn sẽ không phải mất quá nhiều khoản chi không cần thiết. Cùng tham khảo bài viết dưới đây sẽ mách cho bạn công thức tính vật liệu xây dựng chính xác nhất!
Cách tính vật liệu xây dựng khi xây nhà qua diện tích
Dựa vào kinh nghiệm cách tính vật liệu xây dựng phổ biến trong ngành hiện nay, thì chính là dựa vào diện tích xây dựng để tính toán chi phí vật liệu. Việc này, sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng bị các đơn vị xây dựng đẩy giá vật liệu lên cao.
Công thức tính vật liệu dựa trên diện tích được áp dụng theo công thức sau: Tầng 1: 100%, lầu: 100% (Tổng nhà ở có bao nhiêu tầng lầu thì nhân lên bấy nhiêu lần), mái: 30% đối với mái tôn, 50% đối với mái bằng và 70% đối với mái ngói và sân là 50%.
Cách tính chi phí vật liệu sử dụng xây dựng móng nhà
Đầu tiên, để tính được khoản chi phí sử dụng làm móng nhà, bạn cần xác định được loại móng sẽ sử dụng là gì? Bằng cách dựa theo phương pháp khảo sát trắc địa bạn sẽ xác định được điều này. Tuy nhiên, với những gia đình có sự hiểu biết về mảnh đất của mình thì có thể tự xác định dựa vào kinh nghiệm, miễn sao chính xác là được.
Việc tính toán chi phí xây dựng móng nhà thường sẽ phức tạp hơn so với các yếu tố khác. Tuy nhiên, bạn cũng có thể tính được dựa vào các công thức cho từng loại móng dưới đây:
- Móng đơn: Được tính toán bao gồm trong đơn giá thi công
- Móng bằng một phương: 50% x diện tích của tầng 1 x đơn giá tính phần thô
- Móng bằng hai phương: 70% x diện tích của tầng 1 x đơn giá tính phần thô
- Móng cọc (ép tải): 250.000/m x số cọc x chiều dài của cọc + nhân công ép cọc + Hệ số đào móng: 0.2 x (diện tích của tầng 1 + diện tích của sân) x đơn giá của phần thô
- Móng cọc (khoan nhồi): 450.000/m x số cọc x chiều dài của cọc + Hệ số đào móng: 0.2 x diện (tích của tầng 1 + diện tích của sân) x đơn giá tính phần thô.
Lưu ý: Đơn giá móng cọc và nhân công nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo, đơn giá này có thể khác nhau tùy thuộc vào từng khu vực, địa phương.
Cách tính chi phí sắt thép sử dụng xây nhà
Bạn có thể tính khối lượng sắt thép trên mỗi m3 xây dựng như sau:
- Móng nhà: 100 đến 120 kg/m3.
- Dầm: 180 đến 200 kg/m3.
- Sàn nhà: 120 đến 150 kg/m2.
- Cột: 200 đến 250 kg/m3 (nhịp >5m).
- 170 đến 190 kg/m3 (nhịp <5m).
- Vách tường: 180 đến 200 kg/m3.
- Cầu thang: 120 đến 140 kg/m3.
- Mái: 250 đến 350 kg/1m3.
Lưu ý: Dự tính trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào cách xây nhà, kiến trúc thi công mà cần khối lượng sắt thép khác nhau.
Cách tính chi phí tường gạch sử dụng xây nhà
Hiện nay, tường nhà được chia thành hai loại khác nhau gồm loại tường 10 và loại tường 20. Ở miền Bắc tường 10 có chiều dày là 110mm và tường 20 với chiều dày là 220mm. Loại gạch phổ biến được sử dụng để xây dựng hai loại tường này là 6.5 x 10.5 x 22cm.
Còn ở khu vực miền Nam, tường 10 và 20 sẽ có kích thước lần lượt là 100mm và 200mm với loại gạch 4 x 8 x 19cm hoặc 8 x 8 x 19cm.
Để tính được số lượng viên gạch cần dùng trong xây tường; bạn tính theo công thức: (Dài + Rộng) x 2. Sau đó, bạn lấy kết quả trên nhân với chiều cao của bức tường dự tính xây dựng ;và trừ đi số diện tích cửa đứng, cửa sổ ở trong bức tường; sẽ ra được số lượng gạch cần thiết.
Sau khi tính được số lượng gạch cho một bức tường; bạn có thể tính được tổng lượng gạch cho toàn thể ngôi nhà. Như vậy là bạn đã tính được chi phí vật liệu gạch sử dụng xây nhà.
Lưu ý: Quá trình vận chuyển vật liệu cũng ảnh hưởng nhiều đến chi phí vật liệu xây dựng. Vì vậy khách hàng nên chọn những đại lý chính hãng; có các dịch vụ ưu đãi hỗ trợ vận chuyển để tiết kiệm chi phí cho mình.
Trả lời