DMCA.com Protection Status
preloader

CÁCH BỐ TRÍ THÉP DẦM CONSON

Thép dầm conson là loại kết cấu có khả năng nâng đỡ và chịu lực lớn trong xây dựng nhà ở, trường học, cầu đường… Xuất hiện phổ biến là vậy, nhưng cái tên này có lẽ rất lạ lẫm nếu bạn không phải là kỹ sư hay làm công việc liên quan đến công trình. Để có cái nhìn bao quát hơn, bài viết hôm nay sẽ giới thiệu khái niệm và cách bố trí thép dầm conson.

Khái niệm thép dầm conson

Thép dầm conson được biết đến là thanh ngang có kết cấu một đầu cố định & một đầu tự do, sắp xếp vuông góc với trục chính và liên kết bền chặt với nhau qua bulong cùng các kỹ thuật chuyên dụng. Nhờ sức uốn tốt và khả năng chịu tải trọng lớn, nó được ứng dụng phổ biến trong các công trình cần sự thông thoáng như mái hiên, ban công….

Ưu điểm nổi bật của thép dầm conson:

  • Bên dưới thép dầm conson là không gian mở, thuận lợi khi thực hiện các thao tác phức tạp và không giới hạn số người tham gia.
  • Dễ dàng thay thế cho các cột chống theo phương đứng.
  • Tiết kiệm chi phí với nguồn nguyên vật liệu dễ kiếm và phổ biến nếu thực hiện theo phương pháp truyền thống, sử dụng thép dầm conson bằng gỗ.

Dù sở hữu nhiều ưu điểm đắt giá, conson cũng dễ bị các kỹ sư công trình loại bỏ vì chiều dài cố định, khó thay đổi theo mong muốn.

Cách bố trí thép dầm conson theo chiều dọc

Trong xây dựng, thép dầm conson khá nhẵn mặt với các kỹ sư và công nhân nên không khó để thực hiện. Nhưng nếu bạn là người mới hoặc chỉ muốn tìm hiểu để quản lý vẫn nên biết một vài nguyên tắc chung sau đây:



  • Lên bản vẽ chi tiết trước khi tiến hành bố trí thép dầm dù công trình lớn hay nhỏ, đảm bảo tính khoa học và thực tế.
Cách bố trí thép dầm conson
Bản vẽ phác họa bố trí thép dầm conson
  • Muốn cốt thép vững chắc phải chú ý neo kỹ phần cố định.
  • Đặt cốt thép chịu lực tốt dọc phía dưới thép dầm conson.
  • Đảm bảo khả năng chịu lực theo chiều dọc và nghiêng của cốt thép sau khi uốn và cắt bỏ phần dư thừa. Mẹo nhỏ là nên cắt dư một chút so với phần tính toán để tránh sai lệch.

Cách bố trí thép dầm conson: gồm 4 bước chính:

1/ Chọn đường kính cốt thép

Dầm sàn chịu lực nên chọn trong khoảng 12 -25mm và không quá 32mm với dầm chính. Tránh chọn cốt dầm có đường kính vượt quá 1/10 chiều rộng.

2/ Bố trí lớp chịu lực

Trong bước này cần nhớ kỹ, độ dày của lớp bảo vệ C luôn lớn hơn đường kính cốt thép và giá trị Co theo công thức sau:
Số liệu của cốt thép chịu lực:

  • Độ dày của bản và tường:
    • Từ 100mm trở xuống Co=10 mm (15mm)
    • Từ 100mm trở lên thì Co=15 mm (20mm)
  • Chiều cao của dầm và sườn:
    • Nhỏ hơn 250mm thì Co=15mm (20mm)
    • Từ 250mm trở lên thì Co=20mm (25mm)
  • Cốt thép cấu tạo, cốt thép đai:
    • Nhỏ hơn 250mm thì Co=10mm (15mm)
    • Từ 250mm trở lên thì Co=15mm (20mm)

3/ Khoảng cách giữa các đầu mép dầm

Khoảng cách hay còn gọi là độ hở trong bố trí thép dầm conson; được tính từ mép của hai cốt thép gần nhất; phải lớn hơn đường kính của nó và trị số to. Quy định trị số to của trong đổ bê tông cốt thép như sau:





  • Phần dưới: to=25mm.
  • Phần trên: to=30mm.

Lưu ý:

  • Bỏ qua hai hàng cuối cùng, trị số to=50mm khi đặt hai thanh ngang song song với nhau.
  • Trong không gian thi công chật hẹp, độ hở của giữa hai cốt thép bằng 0.
  • Nếu sắp xếp thành nhiều hàng, cốt thép ở hàng trên và hàng dưới phải đặt tách biệt với nhau.

4/ Điểm giao nhau của 2 dầm thép conson:

Cốt thép giữa dầm chính và dầm phụ theo chiều dọc; được đặt vuông góc với nhau, thông thường dầm chính sẽ đặt dưới dầm sàn; và chúng dễ vướng vào nhau nếu không được bố trí hợp lý.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

User Login

Lost your password?
Cart 0
0985208275
Liên hệ