BIỆN PHÁP THI CÔNG NỀN ĐƯỜNG ĐẮP

Biện pháp thi công nền đường đắp được thực hiện như thế nào? Thắc mắc này của các bạn độc giả sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây. Tham khảo nhé!

1. Vật liệu đắp nền

Vật liệu đất đắp bao

Vật liệu được sử dụng cho lớp đắp bao được chọn lựa thuận lợi cho công tác đầm lèn và đảm bảo độ chặt tối thiểu K ³ 0,95 (theo 22 TCN 333-06 phương pháp I) và phải phù hợp với các yêu cầu sau:



  • Giới hạn chảy £ 55%
  • Chỉ số dẻo IP ≥ 7%
  • CBR (ngâm nước 4 ngày ) ³ 5 % (độ chặt đầm nén K≥0,95, phương pháp đầm nén tiêu chuẩn I-A theo 22 TCN 333-06, mẫu thí nghiệm ngâm bão hoà nước 4 ngày đêm)
Biện pháp thi công nền đường đắp
Cây cối, gốc cây, cỏ hoặc các vật liệu không phù hợp khác không được để lại trong nền đắp.

Vật liệu đắp nền

Vật liệu được sử dụng cho đắp nền đường đảm bảo độ chặt tối thiểu K ³ 0,95, (theo 22 TCN 333-06 phương pháp I) và phải phù hợp với các yêu cầu sau:





  • Giới hạn chảy £ 55%
  • Chỉ số dẻo IP £27%
  • CBR (ngâm nước 4 ngày ) ³ 5 % (độ chặt đầm nén K≥0,95, phương pháp đầm nén tiêu chuẩn I-A theo 22 TCN 333-06, mẫu thí nghiệm ngâm bão hoà nước 4 ngày đêm)

Vật liệu đắp dải phân và đảo giao thông

Vật liệu đắp dải phân cách và đảo giao thông có thể là vật liệu khai thác từ mỏ hoặc tận dụng từ các công tác đào khác.

Đất đắp dải phân cách và đảo giao thông phải được đầm nén đến độ chặt yêu cầu không nhỏ hơn K90.

Một số vật liệu không thích hợp sử dụng cho công tác xây dựng nền đắp

  • Đá, bê tông vỡ, gạch vỡ hoặc các vật liệu rắn khác không được phép rải trên nền đắp ở những chỗ cần phải đóng cọc.
  • Cấm sử dụng các loại đất, cát sau đây cho nền đắp: Đất, cát muối; đất, cát có chứa nhiều muối và thạch cao (tỷ lệ muối và thạch cao trên 5%), đất bùn, đất mùn và các loại đất mà theo đánh giá của Tư vấn giám sát là không phù hợp cho sự ổn định của nền đường sau này.
  • Đối với đất sét (có thành phần hạt sét dưới 50%) chỉ được dùng ở những nơi nền đường khô ráo, không bị ngập, chân đường thoát nước nhanh, cao độ đắp nền từ 0,8m đến dưới 2,0m.
  • Khi đắp nền đường trong vùng ngập nước phải dùng các vật liệu thoát nước tốt để đắp như đá, cát, cát pha.

2. Chi tiết biện pháp thi công nền đường đắp

  • Thông thường vật liệu đắp được chuyển thẳng từ mỏ vật liệu tới công trường thi công trong điều kiện thời tiết khô ráo và được rải xuống. Nhìn chung, không được phép đánh đống vật liệu đắp nền, đặc biệt là trong mùa mưa.
  • Vật liệu đắp nền trong phạm vi đường được rải thành từng lớp có chiều dày 20cm (đo trong điều kiện đất đắp đã lu lèn chặt), sau đó sẽ được đầm nén như quy định và được Kỹ sư TVGS kiểm tra, chấp thuận trước khi tiến hành rải lớp khác lên trên. Chiều dầy của mỗi lớp vật liệu đã lu lèn không được vượt quá 20cm, trừ trường hợp đặc biệt, khi điều kiện thi công nền đắp không cho phép (lầy lội, không có điều kiện thoát nước v.v…) và phải được Kỹ sư TVGS chấp thuận
  • Các lớp đất đắp bao có thể được rải trước hoặc rải sau lớp đắp nền tương ứng theo chỉ dẫn của kỹ sư TVGS nhưng phải đảm bảo cấu tạo và chiều dày theo bản vẽ thiết kế. Công tác đầm lèn lớp đất bao này được thực hiện đồng thời với lớp nền đường tương ứng và phải đảm bảo độ chặt K ³ 0,95.
Biện pháp thi công nền đường đắp
Thông thường vật liệu đắp được chuyển thẳng từ mỏ vật liệu tới công trường thi công trong điều kiện thời tiết khô ráo và được rải xuống. 
  • Phải sử dụng thiết bị, san đất phù hợp để đảm bảo độ dày đồng đều trước khi đầm nén. Trong quá trình đầm nén phải thường xuyên kiểm tra cao độ và độ bằng phẳng của lớp. Phải luôn đảm bảo độ ẩm phù hợp cho lớp vật liệu được đầm nén. Nếu độ ẩm quá thấp có thể bổ sung thêm nước. Ngược lại, nếu độ ẩm quá cao phải tiến hành các biện pháp như; cày xới, tạo rãnh, hoặc các biện pháp khác thoả mãn yêu cầu của Kỹ sư TVGS.
  • Tại những vị trí đắp nền trên lớp đệm thoát nước dạng hạt; thì cần phải lưu ý để tránh hiện tượng trộn lẫn hai loại vật liệu.
  • Trong trường hợp nền đắp được thi công qua khu vực lầy lội; không thể dùng xe tải hoặc các phương tiện vận chuyển khác; có thể thi công phần dưới cùng của nền đắp; bằng cách đổ liên tiếp thành một lớp được phân bố đều có độ dày; không vượt quá mức cần thiết để hỗ trợ cho phương tiện vận chuyển đổ các lớp đất sau; với điều kiện phải trình biện pháp thi công lên Kỹ sư TVGS kiểm tra; các khối lượng phát sinh so với hồ sơ thiết kế (nếu có); phải được trình lên đại diện Chủ đầu tư chấp thuận.
  • Không được đổ bất kỳ lớp vật liệu khác lên trên phạm vi nền đường đang thi công ;cho đến khi việc đầm nén thoả mãn các yêu cầu nêu trong phần Chỉ dẫn thi công – nghiệm thu này.
  • Phải bố trí hành trình của các thiết bị san và vận chuyển đất một cách hợp lý; để sao cho có thể tận dụng tối đa tác dụng đầm nén trong khi di chuyển các thiết bị đó; giảm thiểu được các vết lún bánh xe và tránh tình trạng đầm nén không đều.
  • Trường hợp nền đường đắp bằng đá ở trạng thái tự nhiên hoặc đã qua chế biến; Nhà thầu phải thảo luận với TVGS về trình tự thi công; và sau đó phải đệ trình bằng văn bản đề nghị chấp thuận biện pháp thi công đã kiến nghị.
  • Khi đắp có bệ phản áp thì nền đắp không được; vượt hơn cao độ của bệ phản áp cho đến khi bệ phản áp hoàn thiện. Khi phát hiện trong lớp đắp có đoạn cao su cục bộ; cần có ngay biện pháp xử lý thích hợp ;(cày xới – phơi đất, thay đất nếu cần thiết). Tuyệt đối không thi công lu rung trên nền đắp; mà dưới đó có xử lý nền bằng thiết bị thoát nước thẳng đứng (giếng cát, bấc thấm…).
  • Trường hợp nền đắp được xây dựng trên phạm vi đường cũ; nền hoặc mặt đường cũ phải được chuẩn bị bằng các phương pháp phù hợp; như san gạt, đào bỏ, cầy xới tạo nhám. Vật liệu thu được sẽ được đánh giá, xác định là thích hợp; hay không thích hợp cho việc tái sử dụng.

Tham gia thảo luận

Compare listings

So sánh
0985208275
Contact