Biện pháp thi công kéo cáp điện an toàn được thực hiện như thế nào là thắc mắc của rất nhiều đơn vị thi công chưa có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng. Cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!
1. Chuẩn bị trước khi thi công
Đơn vị thi công phải thực hiện công tác chuẩn bị trước khi tiến hành các biện pháp thi công kéo cáp điện. Điều này không chỉ đảm bảo an toàn cho công trình mà còn giữ an toàn cho người sinh sống gần công trình.
Các bước chuẩn bị trước khi thi công có thể bao gồm:
- Trước khi thi công chủ đầu tư cần tổ chức bàn giao mặt bằng thi công giữa các bên. Công tác bàn giao mặt bằng và tuyến cáp giúp nhà thầu tránh đào hào cáp vào khu vực quy hoạch xây dựng của chủ đầu tư.
- Nhà thầu tiến hành nghiên cứu hồ sơ thiết kế kỹ thuật; tiến hành khảo sát đo đạc tuyến cáp trước khi thi công.
- Đề ra giải pháp thi công hợp lý, nhanh an toàn và tính toán các rủi ro (nếu có)
- Chuẩn bị vật liệu, dụng cụ và thiết bị thi công theo từng vị trí thi công cống bể
2. Đào rãnh hào cáp ngầm
Công đoạn này có thể thực hiện bằng máy móc hoặc thủ công. Khi đào rãnh, bạn nên chia ra từng đoạn để đào, đào đến đâu phải thu dọn gọn gàng đến đó tránh làm ảnh hưởng tới giao thông hoặc gây mất an toàn.
Trước khi đào rãnh
- Xác định vị trí, kích thước của rãnh dự định đào
- Xác định vị trí và độ sâu của các công trình ngầm khác thông qua các số liệu đã có hoặc tham khảo hồ sơ của đơn vị quản lý các công trình ngầm này.
- Có thể dùng thiết bị định vị để xác định chính xác cáp hoặc ống bằng kim loại ở phía dưới. hoặc có thể đào bằng tay để dò tìm vị trí hướng tuyến cáp.
- Xác định độ rộng của rãnh đào để xác định được số lượng ống bảo vệ cáp ngầm được đặt.
Đào rãnh bằng máy
- Máy móc được sử dụng để đào rãnh nếu điều kiện đất đá và địa hình không quá phức tạp
- Sau khi đảm bảo không có đường cáp điện lực phía bên dưới mới được phép sử dụng máy để đào, trường hợp có cáp điện lực bên dưới phải đào bằng thủ công.
- Thường xuyên kiểm tra việc đào tuyến cáp phải thẳng, đáy rãnh bằng phẳng để dễ dàng đặt ống. Đặc biệt những chỗ không thể đào thẳng thì phải đảm bảo độ cong của ống và độ cong của cáp vẫn nằm trong giới hạn cho phép.
Đào rãnh bằng thủ công
- Việc đào rãnh bằng thủ công được sử dụng khi rãnh đi gần đường điện công trình ngầm khác hoặc điều kiện đất đá địa hình phức tạp không thể đào bằng máy
- Quy trình đào rãnh bằng thủ công cũng tương tự như đào bằng máy, chỉ khác là không dùng máy mà dùng xẻng xà beng để đào.
3. Lắp dải ống nhựa bảo vệ cáp
Sau khi có rãnh đào đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, các đơn vị thi công tiến hành lắp đặt ống nhựa bảo vệ cáp.
Đầu tiên, đơn vị xây dựng phải lựa chọn ống nhựa gân xoắn HDPE uy tín. Tiếp theo, để tránh đường ống bị xoắn, đơn vị thi công kéo từ đầu ống, không sử dụng cả cuộn ống để lăn tròn. Đơn vị thi công hạn chế mức thấp nhất việc cắt ống nhựa trong quá trình thi công
Các ống được rải xuống rảnh nên làm dấu ở 2 đầu để việc kéo cáp diễn ra nhanh hơn và bịt kín hai đầu tránh tình trạng đất hoặc con vật chui vào trong.
4. Công tác lấp đất hào cáp
Đất và cát dùng để lấp hào cáp không được lẫn sỏi đá, gạch vỡ hay sắt nhọn có thể làm hư hại đường ống bảo vệ cáp. Vật liệu được sử dụng để lấp quanh đường ống phải là loại không làm ăn mòn đường ống. Cụ thể:
- Đất và cát lấp quanh đường ống phải được đầm kỹ hoàn toàn không được để có chỗ hổng.
- Thi đặt cáp ở vùng đất yếu cần có biện pháp thích hợp để xử lý đất.
5. Thi công kéo luồn cáp điện trong ống bảo vệ
Chuẩn bị và kiểm tra cáp
- Máy móc thiết bị: xe tải, thiết bị nâng hạ, ròng rọc, tời, đồng hồ đo lực
- Kiểm tra cáp bằng mắt thường, nếu cáp bị rạn nứt hay hư hỏng, đầu mút cáp không được bảo vệ tốt thì không nên sử dụng cáp.
- Đánh số, kí hiệu từng cuộn cáp sau khi đo để thuận lợi cho việc phân rải cáp trong khi thi công.
- Đo thử cáp bằng đồng hồ thông mạch và đồng hồ đo cách điện; để đảm bảo rằng cáp không bị đứt hoặc bị nứt vỡ vỏ cách điện
Ra cáp, kéo cáp điện
- Thực hiện tính toán lực căng và chiều dài của cáp đồng
- Xác định tốc độ kéo
- Việc kéo cáp có thể thực hiện bằng nhân công hay máy tời cáp
- Cáp được kéo ra khỏi ống bảo vệ cáp hoặc ống hào cáp bằng tời hoặc xe cơ giới. Nếu lực kéo lớn có thể làm giảm lực căng khi kéo cáp; bằng cách dùng tay quay bô bin theo hướng kéo.
- Tiến hành đặt các con lăn ở miệng bể cáp để bảo vệ vỏ cáp; khi đưa cáp từ bô bin vào ống cống.
- Sử dụng miếng đệm ở miệng ống cống để tránh hư hỏng lớp vỏ ngoài của cáp.
Kiểm tra cáp sau khi lắp đặt
- Kiểm tra chiều dài cáp lắp đặt, chiều dài cáp dự trữ ép tốc
- Dùng đồng hồ vạn năng đo thông mạch sợi cáp; và đo điện trở cách điện của sợi cáp 1 lần nữa để đảm bảo rằng; cáp không bị hư hại trong khi kéo