BIỆN PHÁP THI CÔNG BUSWAY

Busway là hệ thống phân phối điện được chế tạo sẵn, chứa thanh dẫn điện được đặt trong một lớp vỏ bảo vệ, bao gồm các thanh dẫn thẳng, thiết bị đấu nối và các phụ kiện khác. Bạn có biết biện pháp thi công busway chuyên nghiệp và hiệu quả? Câu trả lời sẽ được tiết lộ trong bài viết dưới đây !



1. Chuẩn bị

Biện pháp thi công busway
Các đơn vị thi công cần chuẩn bị dụng cụ và lắp đặt trước một số thiết bị trước khi thi công busway.

Bước đầu tiên trong biện pháp thi công busway là công tác chuẩn bị. Đơn vị thi công cần chuẩn bị những dụng cụ chuyên dụng cũng như lắp đặt các thiết bị dưới đây:



  • Các máy móc và dụng cụ thi công bao gồm: giàn giáo, thang chữ A, khoan, cưa, máy cắt, thước đo, thiết bị lấy dấu.
  • Lắp đặt giàn giáo và thang chữ A để làm việc trên cao.
  • Căng dây lấy dấu để định tuyến đường đi và cao độ cho thanh dẫn Busway.
  • Xác định vị trí thật chính xác, lấy dấu để tiến hành khoan lỗ và đóng các tắc kê lên sàn hoặc vách cho hệ thống giá đỡ.
  • Sử dụng vận thăng để vận chuyển Busway tới các vị trí lắp đặt.
  • Trong suốt quá trình lắp đặt, thường xuyên kiểm tra điện trở cách điện của Busway để tránh những hư hại và bụi bẩn bám vào trong suốt quá trình thi công.

2. Lắp đặt Busway

Trường hợp lắp đặt giá đỡ ngang cho hệ thống Busway: Tiến hành lắp đặt hệ thống giá đỡ cho đường Busway. Hệ thống giá đỡ phải chắc chắn để có thể chịu được khối lượng của Busway.

Khoảng cách lắp đặt giá đỡ trục ngang tối đa = 1500mm

Biện pháp thi công busway
Hình ảnh một bản vẽ thi công busway

Trong trường hợp lắp đặt Busway theo phương thẳng đứng, đơn vị thi công tiến hành lắp đặt hệ thống giá đỡ cho đường Busway đi xuyên tầng trong các trục kỹ thuật. Sau khi lắp đặt Busway vào hệ giá đỡ, tiến hành các việc theo thứ tự sau:

  • Nới lỏng ốc của bộ giá đỡ
  • Lắp bộ treo tại hai bên Busway
  • Cố định bộ phận treo vào đế tại sàn
  • Gắn chặt bộ đỡ Busway vào vỏ bằng cách siết ốc
  • Gắn chặt bộ đỡ vào gá đỡ sàn
  • Gắn chặt ốc để cố định phần lò xo chịu lực
  • Lắp đặt phần thanh thẳng kế tiếp (từ dưới lên trên)
  • Các lò xo phải bị nén lại (chịu lực). Nếu chưa chịu lực, phải điều chỉnh ốc phía dưới lò xo. Độ dài lò xo phải đồng đều giữa các bộ đỡ (Độ dài H của lò xo, ứng với từng hệ thanh cái)

Trong quá trình kết nối, đơn vị thi công phải kiểm tra thường xuyên điện trở giữa các pha Busway, tránh để rơi mẫu, vật kim loại vào trong các thanh dẫn kể cả chỗ kết nối.



3. Kiểm tra hệ thống Busway trước khi đóng điện:

Đơn vị thi công phải tuân thủ tuyệt đối những thủ tục dưới đây trước khi đóng điện cho hệ thống Busway để đảm bảo hệ thống Busway hoạt động an toàn bao gồm:

  • Phía bên ngoài của Busway kiểm tra xem có vị vặn, xoắn, bụi trên thanh cái,… dọc theo chiều dài của hệ thanh cái.
  • Kiểm tra các vị trí đấu nối có thẳng hàng không, đã được siết chặt vào thanh cái chưa, các hộp lấy điện đã được cố định chặt vào thanh cái chưa?
  • Làm sạch bụi bẩn và các vật lạ bám dính vào hệ thanh cái.
  • Kiểm tra hệ thống thanh cái gặp tình trạng bước xâm nhập hay không
  • Kiểm tra các hệ thống lắp đặt gần thanh cái xem có khả năng gây hư hỏng cho thanh cái hay có phát nhiệt vào hệ thống thanh cái không?
  • Kiểm tra tất cả các vị trí kết nối của tuyến Busway xem các Joint Cover đã lắp kín chưa?
  • Kiểm tra các vị trí kết nối của Busway với tủ MSB, Trạm biến áp, Máy phát…xem các đai ốc đã được siết chặt chưa?
  • Đo kiểm tra điện trở cách điện của toàn tuyến Busway, thông số này không được nhỏ hơn 30mΩ
Biện pháp thi công busway
Hình ảnh hệ thống busway sau khi thi công

4. Đóng điện vận hành hệ thống thanh dẫn Busway khi không tải và lúc có tải

  • Vận hành điều khiển hệ thống cấp điện trong và ngoài tòa nhà ;để đảm bảo yếu tố tiết kiệm điện năng, không hao phí, rò rỉ của các hệ thống thanh dẫn.
  • Theo dõi nhiệt độ, cường độ mang tải của hệ thống thanh dẫn theo định mức của thanh dẫn
  • Giả lập các sự cố có thể gặp phải; đưa ra các phương án khắc phục sự cố nếu xảy ra thực.
  • Theo dõi hoạt động và tinh chỉnh hệ thống.

5. Nghiệm thu – bàn giao hệ thống thanh dẫn Busway

Sau khi được lắp đặt xong, toàn bị công trình được bàn giao một lần; với các giấy tờ đầy đủ như: biên bản nghiệm thu công trình; biên bản xác nhận chất lượng công trình; Tài liệu hướng dẫn bảo hành, bảo trì; Bàn giao hồ sơ hoàn công hệ thống: Catalogue thiết bị & Bản vẽ hoàn công.

Tham gia thảo luận

Compare listings

So sánh