BIỆN PHÁP THI CÔNG ĐIỆN NHẸ ĐÚNG KỸ THUẬT

Hệ thống điện nhẹ chiếm khoảng 10-20% giá trị trong các công trình. Tuy nhiên, nó cũng góp phần quan trọng trong việc quyết định chất lượng công trình. Vậy hệ thống điện nhẹ được thi công như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu biện pháp thi công điện nhẹ đúng kỹ thuật trong bài viết dưới đây!

1. Hệ thống điện nhẹ là gì?

Biện pháp thi công điện nhẹ đúng kỹ thuật
Hệ thống điện nhẹ là sự kết nối giữa nguồn điện với các thiết bị hoặc máy móc khác.

Điện nhẹ là một nguồn điện nhưng có mức điện áp thấp, dưới 35V Ac hoặc dưới 60V DC. Vì thế, nếu người dùng không may chạm phải chúng cũng không gây nguy hiểm đến tính mạng. Điện nhẹ được sử dụng để hỗ trợ các thiết bị, hệ thống hoạt động ổn định.



Người ta còn dùng hệ thống điện an ninh để gọi tên hệ thống điện này.



Hệ thống điện nhẹ là sự kết nối giữa nguồn điện với các thiết bị hoặc máy móc khác. Hệ thống điện nhẹ, tuy chỉ chiếm một phần khá nhỏ trong thi công công trình nhưng lại giữ một vai trò rất quan trọng, thể hiện đẳng cấp, sự hiện đại của công trình đó.



2. Biện pháp thi công điện nhẹ đúng kỹ thuật

Trước khi thi công hệ thống điện nhẹ:

  • Đệ trình hồ sơ kỹ thuật của các thiết bị trong hệ thống, cụ thể như các loại bộ điều khiển, các module I/O, các cảm biến, chấp hành…
  • Thực hiện bản vẽ thiết kế kỹ thuật thi công cho toàn bộ các thiết bị để trình cho việc tư vấn thiết kế.
  • Vận chuyển tới chân công trình
  • Cung cấp lý lịch của các loại thiết bị và phụ kiện đi kèm.
  • Phối hợp lắp đặt tại hiện trường
  • Kiểm tra, Vận hành thử thiết bị, lập tài liệu hướng dẫn
  • Đào tạo và huấn luyện nhân viên cho Chủ đầu tư.
  • Bàn giao vận hành
Biện pháp thi công điện nhẹ đúng kỹ thuật
Hình ảnh thi công hệ thống điện nhẹ cho công trình nhà cao tầng.

Quy trình lắp đặt hệ thống được thực hiện theo các bước như sau:

  • Trình hồ sơ về thiết kế kỹ thuật thi công.
  • Trình và phê duyệt biện pháp thi công lắp đặt các thiết bị.
  • Kiểm tra thử nghiệm các thiết bị sau khi tập kết đến công trường.
  • Hoàn thiện thủ tục để đưa vật tư thiết bị vào công trường.
  • Lắp đặt các vật tư kết nối với thiết bị (cáp tín hiệu, cấp nguồn, hộp nối dây…)
  • Lắp đặt đấu nối các bộ điều khiển và module I/O,
  • Kéo dây, kết nối các cảm biến, chấp hành đến tủ điều khiển
  • Kết nối tới phòng vận hành
  • Bảo quản thiết sau khi lắp đặt
  • Lắp đặt máy tính
  • Cài đặt phần mềm quản lý
  • Lập cơ sở dữ liệu, lập trình, giao diện vận hành
  • Chạy liên động với các hệ thống kỹ thuật khác
  • Chạy thử, hiệu chỉnh thiết bị
  • Nghiệm thu

3. Lưu ý khi thi công điện nhẹ

  • Trong một ống, có thể luồn nhiều dây diện, miễn là đảm bảo dây điện được sắp xếp theo một trật tự nhất định, kéo luồn dễ dàng
  • Ống luồn dây được đặt ngầm trong bê tông, giữa hai lớp thép sàn. Nhà thầu thi công sẽ xác định vị trí đặt ống sao cho ống luồn dây định vị trên tường hoàn hảo nhất.
  • Việc uốn đường ống phải dùng lò xo đúng loại, có đường kính phù hợp. Các mối trơn luồn dưới bê tông phải được bôi keo dán PVC, dán thật kín, không để kẽ hở để đảm bảo không rò rỉ điện gây nguy hiểm cho người dùng.
  • Ống chứa các dây điện được định vị cẩn thận bằng dây thép buộc và đầu ống nên được quấn kín bằng băng dính. Điều này giúp ống dù có đặt trong môi trường nào, cũng không cần lo lắng bị ăn mòn, từ đó bị “hở”, khiến cho dây điện bên trong hư hỏng. Đây là biện pháp thi công hệ thống điện nhẹ an toàn mà rất nhiều nơi đang áp dụng.
  • Các lỗ mở qua bê tông dầm, sàn phải được dùng tấm xốp đặt trước khi đổ bê tông vào. Biện pháp này giúp các bạn tiết kiệm nhân công, giảm đi công đoạn đục phá bê tông cũng như tiết kiệm được chi phí.
  • Các luồn dây cần được chuyển hướng nhiều lần trong văn phòng, nhà ở phải được bố trí thêm hộp số trung chuyển. Phần ống chứa dây điện đặt âm tường, sàn cần được nghiệm thu xem đã đạt tiêu chuẩn hay chưa. Nếu đạt chuẩn mới đổ bê tông hoặc trát tường.

Tham gia thảo luận

Compare listings

So sánh
0985208275
Contact