SO SÁNH MÁI BÊ TÔNG CỐT THÉP VÀ MÁI VÌ KÈO LỢP NGÓI

Cấu tạo và các biện pháp thi công kết cấu mái dốc bê tông cốt thép lợp ngói

Hiện nay chúng ta thấy có 2 trường hợp có thể sử dụng biện pháp thi công kết cấu mái dốc bê tông cốt thép được thi công phổ biến đó là thi công bê tông dán ngói và thi công lớp li tô bắn ngói.

Có thể nói mỗi trường hợp lại có những ưu điểm và những tồn tại riêng cần khắc phục, vì thế chúng ta phải dựa vào những đặc điểm đó cùng những ưu thế về giá cả để lựa chọn giải pháp mái phù hợp.

1. Biện pháp thi công kết cấu mái dốc bê tông cốt thép dán ngói

kết cấu mái
Hiện nay mái dốc bê tông cốt thép là một trong những xu hướng mái nhà rất phổ biến

Mái dán bê tông là gì? Cấu tạo của kết cấu mái dán bê tông

Mái dán bê tông là loại mái bê tông cốt thép toàn khối, được đổ dốc theo độ dốc của mái sau đó dán các loại tấm lợp giả ngói lên trên.
Biện pháp thi công mái dốc bê tông cốt thép dán ngói thường được sử dụng là ghép ván khuôn, đặt thép và đổ betong, sau cùng là dán ngói lên trên. Có thể thấy giải pháp mái ngói này ở hầu hết các công trình được thi công trong thời gian gần đây.

Cấu tạo của mái dán bê tông:

kết cấu mái
Sơ đồ cấu tạo chi tiết mái dốc bê tông cốt thép dán ngói

Mái bê tông được áp dụng rộng rãi trong thi công xây dựng nhà dân dụng có cấu tạo gần giống cấu tạo sàn phẳng nhưng mái phải đảm bảo được yêu cầu về cách nhiệt, chống dột, chịu được mưa nắng

kết cấu mái
Cấu tạo mái dốc bê tông cốt thép dán ngói

Biện pháp thi công bê tông mái dốc lợp ngói

Biện pháp thi công mái dốc bê tông cốt thép dán ngói thường được sử dụng là ghép ván khuôn, đặt thép và đổ betong, sau cùng là dán ngói lên trên. Có thể thấy giải pháp mái ngói này ở hầu hết các công trình được thi công trong thời gian gần đây.

kết cấu mái
Thi công mái dốc bê tông cốt thép có nhiều ưu điểm nhưng cũng tồn tại nhiều hạn chế

​Ưu điểm và nhược điểm của mái dốc bê tông lợp ngói

Theo kết quả nghiên cứu, phần lớn chủ nhà lựa chọn mái betong do các ưu điểm sau:

  • Ngăn ngừa kẻ trộm đột nhập vào nhà theo đường từ trên mái xuống;
  • Tăng cường độ bền vững cho mái khi gặp gió bão;
  • Chống nóng;
  • Vì kết cấu mái dốc bê tông cốt thép có độ dày lớn nên có khả năng chống ồn tốt.
  • Chống thấm
  • Giữ cho khoảng áp mái sạch sẽ, không bị bụi bẩn trong không trung.
kết cấu mái
Trọng lượng mái dốc bê tông cốt thép rất nặng đồng thời thi công rất nguy hiểm

​Một số nhược điểm khi thi công mái dốc bê tông cốt thép dán ngói :

  • Mất nhiều công sức, thời gian thi công dài.
  • Biện pháp thi công bê tông mái dốc nguy hiểm (đặc biệt là khi trời mưa) ảnh hưởng sự trơn trượt và độ bám dính giữa hồ và bê tông chưa thực sự an toàn. Do đó công việc đỗ bê tông dán ngói đã hạn chế sử dụng do tính chất không thật sự đảm bảo sự bám dính giữa ngói và bê tông ( có sự co rút, giãn nở do thời tiết) và cũng như đảm bảm về độ an toàn trên cao ở những công trình nhà cao tầng như các mẫu nhà 3 tầng, 4 tầng…
  • Hay bong tróc ngói nên đội thợ cần có kinh nghiệm đổ bê tông mái dốc
  • Những ngày trời nồm có thể nước sẽ thấm dột qua lớp bê tông xốp đó.
  • Khi thi công dán ngói thì yêu cầu bề mặt bê tông có độ phẳng cao, không được ghồ ghề, cần tỉ mỉ hơn.

Hiện nay đã có biện pháp thi công hạn chế được một số nhược điểm của mái dán bê tông đó là sử dụng lí tô rồi bắn ngói.

2. Biện pháp thi công mái dốc bê tông cốt thép sử dụng li-tô và bắn ngói

kết cấu mái
Cấu tạo mái dốc bê tông cốt thép với biện pháp dải li – tô và bắn ngói

Kỹ thuật đổ bê tông mái dốc sử dụng li – tô này có thể hiểu là chúng ta không dán ngói trực tiếp vào bê tông mà dài một lớp li – tô lên trên rồi lợp ngói hoặc dải 2 lớp cầu phong và li – tô lên rồi lợp ngói.

kết cấu mái
Cách thi công mái dốc bê tông gắn li tô

​Ưu điểm :

  • Tạo mặt phẳng mái rất tốt mà không tốn nhiều công sức, không cần làm nhẵn kỹ càng mặt phẳng bê tông
  • Tạo khe hở giữa ngói và bê tông thông thoáng
  • Mái dốc bê tông cốt thép sử dụng li tô sẽ dễ dàng thay đổi ngói vỡ
  • Lắp đặt an toàn về kết cấu cũng như bảo đảm an toàn cho thợ thi công trên mái
  • Bảo hành dài lâu

Thêm một nhược điểm là kỹ thuật đổ bê tông mái nhà sử dụng li – tô tốn kém hơn khi sử dụng biện pháp mái đổ bê tông dán ngói trực tiếp lên mặt phẳng thi công vì phải lắp đặt thêm một lớp li – tô.

Cấu tạo và một số đặc điểm cơ bản của kết cấu mái dốc vì kéo lợp ngói

kết cấu mái
Mẫu vì kèo thép 3 lớp sử dụng cho mái dốc lợp ngói

Cấu tạo:

Vì kèo thép mạ kẽm 2 lớp là một tổ hợp giữa các thanh thép được chế tạo thành một vì kèo liên kết bằng vít tự khoan cường độ cao. Được định vị vào dầm bê tông bằng pad liên kết, Buloong nở hay Buloong đạn với kích thước M100x120mm hoặc M120x150mm. Các vì kèo được liên kết với nhau bằng các thanh giằng bụng. Phần lợp ngói sẽ được bắt đòn tay (li tô) TS35.48 bằng vít tự khoan cường độ cao. Khoảng cách các thanh đòn tay tuân thủ theo các tiêu chuẩn ngói lợp (Khoảng 320mm – 370mm).

kết cấu mái
Các chi tiết cấu tạo mái dốc vì kèo lợp ngói

​Đặc điểm:

Mái ngói vì kèo thép nhẹ hơn 25 lần so với mái bê tông

Thời gian thi công nhanh chóng, không gây nguy hiểm

Cách thi công đơn giản hơn, dễ dàng di chuyển

Chi phí vật liệu rẻ hơn nhiều so với mái dốc bê tông cốt thép.

Tuổi thọ lâu dài và không cần nhiều nguyên liệu phụ nên có giá trị kinh tế cao.

Tính thích ứng cao: thép luôn bền vững chất lượng bất chấp điều kiện nhiệt độ và thời tiết của môi trường. Không dễ bị sâu bọ phá hoại như chất liệu gỗ hay dễ nứt nẻ như bê tông cốt thép.

kết cấu mái
Cách thi công mái dốc vì kèo lợp ngói đúng kỹ thuật

So sánh chi phí thi công mái dốc bê tông cốt thép và mái dốc vì kèo lợp ngói

Giải quyết bài toán: Một ngôi nhà có diện tích 100m2. Thì chi phí thi công mái nhà bê tông dán ngói là bao nhiêu và chi phí thi công mái nhà sử dụng lớp li tô là bao nhiêu?

Bước 1: Đo lường để tính diện tích mái

Muốn tính chi phí mái dốc bê tông cốt thép thì trước hết cần tính được độ dốc mái và diện tích mái cần lợp:

kết cấu mái
Công thức tính độ dốc mái nhà

​Về phương diện kiến trúc thường có yêu cầu độ dốc phù hợp với nội dung và hình thức kiến trúc. Về phương diện kinh tế mái có độ dốc càng nhỏ thì càng giảm được diện tích của mái lợp. Về phương diện thích ứng với khí hậu, nắng, gió, mưa thì mái có độ dốc đảm thoát nước nhanh, chống dột, chống thấm tốt.
Dù là mái dốc bê tông cốt thép hay mái dốc vì kèo thì độ dốc của mái nhà được xác định bằng tỷ lệ của chiều cao mái so với chiều rộng của mái, tính bằng %. Độ dốc mái nhà ký hiệu là i, i = tga = h/l (%), trong đó h là chiều cao mái nhà, l là chiều rộng mái nhà

kết cấu mái
Cách tính diện tích mái dốc bê tông cốt thép và mái vì kèo lợp ngói 

​Chú ý: Cách tính diện tích mái dốc này; không áp dụng cho tất cả các trường hợp mái vì có nhiều loại kết cấu mái khác nhau.

Bước 2: Tính toán chi phí vật liệu và nhân công cho diện tích 100m2

Đối với trường hợp xây nhà 100m2, chúng ta có công thức tính khối bê tông như sau:
1m3 bê tông = 10m2 xây dựng; trong đó mái bê tông dày 10cm = 0,1m, như vậy 100m2 = 10 khối bê tông.
Trong quá trình thi công mái bê tông; tồn tại hệ số hao hụt giãn nở, ta có hệ số hao hụt = 1,1m; như vậy 100m2 = 11 khối bê tông
Bảng thống kê vật tư và nhân công thi công mái dốc bê tông mái ngói cho 100m2

kết cấu mái
Thống kê chi phí vật liệu và nhân công mái dốc bê tông cốt thép lợp ngói với diện tích 100m2

Như vậy tổng chi phí là 79 triệu đồng/100m2 mái

Chú ý:

Nếu sử dụng phương án dùng li tô để bắn ngói; thì chi phí thi công trừ đi 5,2 triệu đồng theo như giá bảng thống kê trên.

Nếu là xây nhà trọn góic (chìa khóa trao tay); Chi phí đổ mái bê tông có thể tính bằng 100% sàn xây dựng hoặc 50% tùy theo đơn giá. Nếu đơn giá xây dựng là 6 triệu đồng/m2; thì chi phí của mái dốc bê tông cốt thép là 3 triệu đồng/m2.

Bảng chi phí vật tư và nhân công thi công mái dốc vì kèo lợp ngói cho diện tích 100m2

kết cấu máiThống kê chi phí vật liệu và nhân công mái vì kèo lợp ngói với diện tích 100m2

Dựa vào 2 bảng trên chúng ta có thể kết luân rằng sự chênh lệch chi phí; khi thi công hai kiểu kết cấu mái trên tương đối lớn; chi phí thi công mái dốc bê tông cốt thép lớn hơn 24 triệu đồng; khi áp dụng với diện tích 100m2 mái.

Tham gia thảo luận

Compare listings

So sánh
0985208275
Contact