Các yêu cầu đối với công trình sử dụng phương pháp thi công cốp pha trượt
Kích thước, hình dạng thiết diện của công trình không nên có sự thay đổi nhiều theo chiều trượt của cốp pha. Bề mặt của công trình không nên có các kết cấu lồi ra gây trở ngại cho trượt cốp pha.
Độ dày thành công trình không nên thay đổi theo chiều cao. Khi cần thiết phải thay đổi độ dày thành thì nên thay đổi mặt trong theo hình bậc thang.
Độ dày thành Silô, ống khói, lồng cầu thang (hoặc của kết cấu có dạng hình ống tương tự như: đài nước, tháp truyền hình, bể, thùng chứa…) không nên nhỏ hơn 160 mm.
Độ dày của tấm tường, vách không nên nhỏ hơn 150 mm.
Khoảng cách giữa hai tường cứng ngang không nên nhỏ hơn 1,5 m và không nên lớn hơn 40 lần bề dày tường (đối với bê tông không cốt thép), hoặc 50 lần bề dày tường (đối với bê tông có cốt thép).
Khoảng cách giữa tường ngang đến biên tự do không nên lớn hơn 10 lần bề dày tường.
Bố trí các hệ thống tường nên cân đối, tốt nhất là nên đối xứng qua tâm hay trục công trình và tránh lệch tâm lớn giữa tâm cứng và hợp lực tải trọng lên công trình.
Thiết kế cần kiểm tra cường độ và độ võng công trình chịu tác động của các tải trọng đứng và tải trọng gió khi kết cấu công trình chưa có sàn ngang.
Trong cùng một nhà, nên thiết kế mặt bằng kết cấu tường chịu lực giống nhau trong tất cả các tầng (kể cả tầng hầm). Bề rộng của lỗ cửa sổ, cửa đi không nên lớn hơn 2 500 mm.
Nên thống nhất vị trí lỗ cửa trong tất cả các tầng; trong cùng 1 tầng thì chiều cao và cốt cao của các loại cửa nên giống nhau.
Cốt thép bố trí tăng cường xung quanh lỗ chờ không nên đặt chéo ở góc; nên đặt đứng và ngang xung quanh lỗ.
Bê tông thiết kế cho công trình không nên nhỏ hơn mác B20; (bê tông có cường độ nén bằng 25 MPa).
Cốt thép chịu lực của công trình nên dùng loại cốt thép có gờ nhóm CB300-V hoặc CB400-V; có đường kính không nên nhỏ hơn 10 mm. Nếu công trình có cấu tạo đặt thép hai lớp; thì cốt thép ngang nên bố trí nằm ở phía ngoài cốt thép đứng. Giữa hai lớp thép phải có cốt thép chống phình; đường kính và khoảng cách giữa các cốt thép này cần được chọn theo tính toán.
Độ dài và hình dạng của từng thanh cốt thép cần lựa chọn để có thể bố trí; và nối được trong khoảng trống rất hẹp ở phía dưới dầm ngang của giá nâng.
Nếu sử dụng ty kích để kiêm luôn làm cốt thép chịu lực; thì cường độ tính toán nên lấy giảm xuống từ 10 % đến 25 %.
Nên sử dụng loại bu lông neo để thay cho các chi tiết chôn sẵn. Nếu bắt buộc phải có chi tiết chôn sẵn thì chi tiết đó cần có cấu tạo dễ lắp đặt; dễ cố định và không nên thiết kế đặt lồi ra ngoài mặt bê tông.
Các loại đường ống kỹ thuật của công trình nên bố trí tập trung; theo từng cụm dọc theo chiều thẳng đứng của công trình.