KHÁC BIỆT CĂNG TRƯỚC VÀ CĂNG SAU BÊ TÔNG DỰ ỨNG LỰC

Kết cấu bê tông cốt thép ứng lực trước, còn gọi là kết cấu bê tông cốt thép ứng lực trước, hay bê tông tiền áp, hoặc bê tông dự ứng lực (tên gọi Hán Việt) là kết cấu bê tông cốt thép sử dụng sự kết hợp ứng lực căng rất cao của cốt thép ứng lực trước và sức chịu nén của bê tông để tạo nên trong kết cấu những biến dạng ngược với khi chịu tải, ở ngay trước khi chịu tải.

Nhờ đó những kết cấu bê tông này có khả năng chịu tải trọng lớn hơn kết cấu bê tông thông thường, hoặc vượt được những nhịp hay khẩu độ lớn hơn kết cấu bê tông cốt thép thông thường

Bê tông dự ứng lực trước căng trước

Cốt thép ứng lực trước được kéo căng ra trước trên bệ khuôn đúc bê tông trước khi chế tạo kết cấu bê tông (như căng dây đàn). Sau đó kết cấu bê tông được đúc bình thường với cốt thép ứng lực trước như kết cấu bê tông cốt thép thông thường.

Đến khi bê tông đạt đến một giá trị cường độ nhất định để có thể giữ được ứng lực trước, thì tiến hành cắt cốt thép rời ra khỏi bệ căng. Do tính đàn hồi cao của cốt thép, nó có xu hướng biến dạng co lại dọc theo trục của cốt thép.

Nhờ lực bám dính giữa bê tông và cốt thép ứng lực trước, biến dạng này được chuyển hóa thành biến dạng vồng ngược của kết cấu bê tông so với phương biến dạng khi kết cấu bê tông chịu tải trọng. Phương pháp này tạo kết cấu ứng lực trước nhờ lực bám dính giữa bê tông và cốt thép, và được gọi là phương pháp căng trước vì cốt thép được căng trước cả khi kết cấu bê tông được hình thành và đạt tới cường độ thiết kế.

Phương pháp này, cần có một bệ căng cố định nên thích hợp cho việc chế tạo các kết cấu bê tông ứng lực trước đúc sẵn trong các nhà máy bê tông đúc sẵn.

Sự-khác-biệt-giữa-căng-trước-và-căng-sau-1.jpgƯu điểm của phương pháp căng trước là có thể phân bố lực nén đều đặn trong cấu kiện dựa trên lực bán dính trên suốt chiều dài cốt thép nên ít có rủi ro do tổn hao ứng lực trước.

Nhược điểm của phương pháp này là phải lắp đặt bệ tỳ phức tạp .

Bê tông dự ứng lực trước căng sau

Phương pháp này thường sử dụng cho kết cấu bê tông đổ tại chỗ. Trước hết đặt thép ứng lực trước và cốt thép thông thường rồi đổ bê tông. Khi bê tông đạt đến cường độ nhất định thì tiến hành căng cốt t hép với ứng suất quy định. Sau khi căng xong, cốt thép ứng lực trước được neo chặt vào đầu cấu kiện, thông qua các neo đó, cấu kiện sẽ bị nén bằng lực đã dùng khi kéo căng cốt thép. Trong phương pháp căng sau, kết cấu bê tông cốt thép ứng lực trước được ch ia làm 2 loại:

Sự-khác-biệt-giữa-căng-trước-và-căng-sau-2.jpgBê tông ứng lực trước căng sau dạng không liên kết đầu neo
Đây là loại kết cấu ứng lực trước được thi công căng cốt thép sau khi hình thành kết cấu nhưng trước khi chịu tải và sử dụng phản lực đầu neo hình côn tại các đầu của cốt thép ứng lực trước để truyền áp lực ép mặt sang đầu kết cấu bê tông (gây ứng lực trước). Phương pháp này, không dùng lực bám dính giữa bê tông và cốt thép để tạo ứng lực trước, nên còn gọi là ứng lực trước căng sau không bám dính (kết cấu bê tông ứng lực trước dùng cáp không dính kết).

Cốt thép được lồng trong ống bao có chứa mỡ bảo quản chống gỉ, và được đặt bình thường vào trong khuôn đúc bê tông mà chưa được căng trước. Sau đó, đổ bê tông vào khuôn bình thường như chế tạo kết cấu bê tông cốt thép thông thường. Đến khi kết cấu bê tông cốt thép đạt cường độ nhất định đủ để chịu được ứng lực căng thì mới tiến hành căng cốt thép ứng lực trước. Cốt thép được kéo căng cốt thép dần dần bằng máy kéo ứng lực trước đến giá trị ứng suất thiết kế, nhưng vẫn nằm trong giới hạn đàn hồi của cốt thép ứng lực trước.

Sau mỗi hành trình kéo thép, cốt thép lại được buông ra khỏi máy kéo; lúc đó cốt thép có xu hướng co lại vì tính đàn hồi. Nhưng do các đầu cốt thép (một trong hai hay cả hai đầu); được giữ lại bởi neo 3 lá hình côn nằm trong hốc neo hình côn; bằng thép bịt ở hai đầu kết cấu bê tông, mà biến dạng đàn hồi này của cốt thép; được chuyển thành phản lực đầu neo dạng áp lực ép mặt của má côn thép truyền sang đầu kết cấu bê tông (tạo ra ứng lực trước).

Nhờ đó kết cấu bê tông được uốn vồng ngược với khi làm việc. Khi đạt đến ứng lực trước thiết kế thì mới cho kết cấu chịu tải trọng (cho làm việc).

Cốt thép ứng lực trước có thể là dạng thanh, dạng sợi cáp hay bó cáp. Mỗi sợi cốt thép ứng lực trước được tự do chuyển động trong lòng ống bao; bằng nhựa có mỡ bôi trơn, mà không tiếp xúc với bê tông. Giữa bê tông và cốt thép không hề có lực bám dính.
Phương pháp này thuận lợi cho việc thi công tại hiện trường. Ứng dụng cho các kết cấu bê tông cốt thép ứng lực trước đổ tại chỗ. Tuy vậy, nhược điểm của phương pháp này là chỉ dựa vào các đầu neo để giữ ứng lực trước. Nếu các đầu neo này bị hỏng thì ứng lực trước trong cốt thép sẽ mất; kết cấu trở thành kết cấu bê tông thông thường, không đảm bảo chịu lực nữa.

Bê tông dự ứng lực trước căng sau dạng liên kết

Sự-khác-biệt-giữa-căng-trước-và-căng-sau-4.jpgĐây là dạng kết cấu ứng lực trước căng sau; sử dụng cả lực bám dính giữa cốt thép ứng lực trước với kết cấu bê tông; lẫn phản lực ép mặt đầu neo để giữ ứng lực trước.

Loại này còn gọi là kết cấu bê tông ứng lực trước căng sau có bám dính.

Cốt thép được đặt trong ống bao. Ống bao bằng nhựa, nhôm hay thép được đặt trong kết cấu bê tông.

Tiến hành tạo kết cấu bê tông cốt thép ứng lực trước căng sau như dạng không liên kết. Nhưng sau khi căng cốt thép đến ứng suất thiết kế; thì tiến hành bơm (hồ) vữa xi măng với áp lực cao; vào trong lòng các ống bao để vừa tạo lớp vữa bảo vệ cốt thép; vừa tạo môi trường truyền ứng lực bằng lực bám dính ;giữa cốt thép với vữa xi măng đông kết, ống bao và kết cấu bê tông bên ngoài.

Việc kiểm tra độ đầy chặt vữa xi măng trong ống bao; được tiến hành nhờ có các đầu ống kiểm tra cắm vào trong ống bao. Bơm vữa áp lực cao tới khi phun đầy vữa ra các đầu thăm này; có thể biết vữa đã chứa đầy trong ống cáp đến đoạn nào của kết cấu.

Sau khi căng cáp ứng lực trước xong thì bắ t đầu bơm vưa; vữa được bơm vào gồm xi măng với một số phụ gia hóa học; trong đó chủ yếu là phụ gia hóa dẻo và phụ gia trương nở. Vữa được bơm từ đầu này và tràn lên đầu bên kia. Sau khi thấy vữa tràn lên đầu bên kia thì dùng túi nilông; đóng chèn vào bịt l ỗ, bó cáp đã được bơm vữa xi măng.
Sự-khác-biệt-giữa-căng-trước-và-căng-sau-6.jpgTrong trường hợp, quá trình bơm vữa gặp sự cố tắc ống gel. Khi đó, vữa xi măng sẽ không bơm qua tới đầu bên kia được. Cách xử lý trong trường hợp này là phải khoan ở giữa đường bơm ống; để tạo lỗ và vữa sẽ tràn lên theo lỗ này; có nghĩa là ống này phải bơm thành 2 lần ở 2 phía.

Đây là dạng kết cấu bê tông ứng lực trước căng sau cải tiến, có nhiều ưu điểm. Áp dụng cho kết cấu đúc tại chỗ tại hiện trường; mà ít gặp rủi ro do tổn ha o ứng lực trước tại đầu neo.

Tham gia thảo luận

Compare listings

So sánh
0985208275
Contact